Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Giảm tác động của biến đổi khí hậu, khôi phục tầng ozone

Thứ bảy, 16/09/2023 07:09

TMO - Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone, và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone. Việc loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone đã đạt được những kết quả nổi bật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chung tay với cộng đồng quốc tế nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ tầng ozone, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất làm suy giảm tầng ozone, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất này áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn, sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó để dừng nhập khẩu vào năm 2040.

Việt Nam cũng triển khai lộ trình loại trừ các chất gây hiệu ứng nhà kính nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất này trong giai đoạn 2024-2028, loại trừ 10% lượng tiêu thụ các gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2029 cho đến năm 2035 và giảm dần, tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ vào năm 2045. Là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal.

Một trong những bước tiến mạnh mẽ trong công tác quản lý, bảo vệ tầng ozone tại Điều 92 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bao đã đề ra các nội dung cơ bản về lộ trình quản lý, loại trừ các chất theo trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam thực hiện Nghị định thư Montreal; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các chất được kiểm soát; quy định nguyên tắc quản lý và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý các chất được kiểm soát, quy định về mức phạt áp dụng đối với các hành vi vi phạm về sử dụng chất được kiểm soát.

Các chất gây suy giảm tầng ozone thường được sử dụng trong làm lạnh công nghiệp. 

Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bên liên quan đang xây dựng Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal của Việt Nam để trình Thủ tướng phê duyệt. Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng Kế hoạch cho giai đoạn từ năm 2024 - 2045 là đảm bảo việc thực hiện cam kết quốc tế, đóng góp vào mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính, song vẫn bảo đảm phát triển kinh tế và đề ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện Nghị định thư Montreal. Kế hoạch đề ra lộ trình đến năm 2045, các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal được quản lý hiệu quả và loại trừ dần theo lộ trình thông qua việc chuyển đổi sang công nghệ sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng 0, phấn đấu đạt mục tiêu giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2tđ. 

Về phối hợp liên ngành trong tổ chức thực thi quy định pháp luật, Cục Biến đổi khí hậu đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan và các đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức nhiều cuộc hội thảo phổ biến quy định quản lý và việc kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ozone theo Nghị định thư Montreal cho cán bộ hải quan tại các vùng, miền trong cả nước.

Dự kiến đến hết năm 2023 sẽ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 330 cán bộ hải quan tại các vùng, miền trên cả nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, các cơ quan sẽ tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật; tăng cường kiểm soát xuất nhập khẩu và sử dụng các chất được kiểm soát; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất theo lộ trình kiểm soát…

Về hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone, sau hơn 4 năm triển khai, đã hỗ trợ 10 doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ không sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone, trong đó có 6/10 tiểu dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Về hỗ trợ kỹ thuật, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, như xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực và chứng nhận kỹ thuật viên lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng điều hòa không khí, tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng các chất trợ nở có tính cháy trong sản xuất xốp, tiêu chuẩn sử dụng môi chất lạnh có tính cháy trong sản xuất điều hòa không khí treo tường và thiết lập cơ sở dữ liệu hoạt động đào tạo và tăng cường năng lực thực thi Nghị định thư Montreal.

Các thiết bị lạnh và điều hòa không khí đang được sử dụng ngày càng nhiều, kéo theo đó là việc sử dụng nhiều chất làm suy giảm tầng ozone như HCFC hay chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC). Tại Việt Nam, hợp chất HCFC chủ yếu được nhập khẩu, sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh. Là thành viên của Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ozone và giảm thiểu biến đổi khí hậu, Việt Nam đặt ra mục tiêu dừng nhập khẩu các chất HCFC vào năm 2040, giảm dần tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045.

Theo tính toán của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện lượng tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam là 14 triệu tấn CO2. Với mục tiêu giảm 80% vào 2045, lượng HFC giảm đi sẽ tương đương 11 triệu tấn. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực thay đổi công nghệ thì một trong những giải pháp quan trọng song song được xem là đem lại hiệu quả gấp đôi nếu kết hợp cải thiện hiệu suất thiết bị lạnh.

Các cơ quan chức năng tại địa phương  tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật tại các đơn vị sản xuất về kiểm soát chất suy giảm tầng ozone. 

Để đóng góp nhiều hơn cho việc khôi phục tầng ozone,  Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cần triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, từ hoàn thiện thể chế, tiếp tục ban hành quy định pháp luật về quản lý các chất được kiểm soát, xây dựng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý để đáp ứng lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ tầng ozone; nghiên cứu, ban hành quy định hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất được kiểm soát có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao, nhất là khi đã có các chất thay thế mới thân thiện hơn với khí hậu; sớm loại trừ HFC-407C trong điều hòa không khí dành cho tàu hỏa; loại trừ HFC-23 trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy; loại trừ HCFC-22 trong sản xuất thiết bị lạnh và điều hòa không khí…;   

Liên Hợp Quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone 16/9 năm nay  là: “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ozone và giảm thiểu biến đổi khí hậu”, nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng. Do đó, việc khôi phục tầng ozone và giảm thiểu biến đổi khí hậu” là cần thiết, tiếp tục triển khai Nghị định thư Montreal, nhằm đóng góp tích cực cho mục tiêu chung, hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Năm 1979, các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu được những thiệt hại tiềm tàng do sự suy giảm tầng ozone gây ra. hính phủ các quốc gia đã quyết tâm hợp tác để cùng nhau bảo vệ, khôi phục tầng ozone, cùng nhau đưa ra một kế hoạch dài hạn để loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ozone, làm giảm tốc độ mở rộng của lỗ thủng tầng ozone.

Năm 1987, Nghị định thư Montreal ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/1989. Đây là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng biện pháp loại bỏ hoạt động sản xuất tạo ra các chất thải làm suy giảm tầng ozone. Năm 2016, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal được thông qua, thể hiện cam kết của cộng đồng quốc tế trong việc cắt giảm dần các chất hydrofluorocarbon (HFC) nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu (0,5 độ C) vào cuối thế kỷ này và hy vọng sẽ đạt mục tiêu gấp đôi nếu được triển khai cùng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

 

 

Ánh Tuyết 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline