Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường

Thứ năm, 30/03/2023 08:03

TMO - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường một cách kịp thời; phân công, phân nhiệm giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai các chương trình, kế hoạch. 

Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Hội đồng nhân tỉnh đã xác định xây dựng Thừa Thiên Huế với mô hình là đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường. Đây là định hướng quan trọng nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực môi trường.

Trong giai đoạn 2016-2020, công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đảm bảo theo quy định ngay từ khâu cấp phép đầu tư. Công tác hậu kiểm, xác nhận, hoàn thành các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (đối với các dự án đã được phê duyệt Báo cáo ĐTM) được các ngành chuyên môn thường xuyên theo dõi, đôn đốc các chủ dự án triển khai thực hiện.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung góp phần nâng cao năng lực quan trắc và thông tin về môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức triển khai đo đạc, quan trắc môi trường được tiến hành theo định kỳ, thường xuyên, đúng quy trình Sở Tài nguyên và Môi trường được giao quản lý số liệu của 19 trạm Quan trắc tự động. Kết quả quan trắc được đăng tải định kỳ trên Trang thông tin điện tử của ngành; đồng thời, cập nhật thường xuyên, liên tục trên hệ thống số liệu của Tổng cục Môi trường và Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân theo dõi, giám sát. 

Các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trọng tâm là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm, các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản tại địa bàn dân cư, các cơ sở thu gom và xử lý rác thải... Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-2020 đã phát hiện và xử lý 403 vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với tổng số tiền xử phạt là 7.275.180.000 đồng. 

Các KCN trên địa bàn tỉnh vận hành hệ thống xử lý nước thải, truyền thống số quan trắc về Sở TN&MT để kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm. 

UBND tỉnh đã chủ động lập và phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, quan tâm dành nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 08 bãi chôn lấp chất thải rắn đang hoạt động. Giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng 10 dự án xử lý chất thải rắn dự kiến các dự án này khi đưa vào vận hành sẽ đáp ứng được nhu cầu thu gom, tiếp nhận, xử lý chất thải rắn của tỉnh.

Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đã đầu tư xây lắp 02 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, gồm: Dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô, được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2013, với quy mô đầu tư 255 tỷ đồng, công suất 4.200 m3/ngày đêm, đảm bảo thu gom và xử lý nước thải của người dân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc; Dự án cải thiện môi trường nước đã được đầu tư, hoàn thành giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư là 5.052,035 tỷ đồng, với công suất 30.000m3/ngày đêm đảm bảo xử lý cho hơn 75% nước thải sinh hoạt dân cư khu vực phía Nam thành phố Huế.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế Cửa khẩu A Đớt và 06 khu công nghiệp, gồm: KCN Phú Bài, KCN Tứ Hạ, KCN Phú Đa, KCN La Sơn, KCN Phong Điền, KCN Quảng Vinh; trong đó 5/6 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và Báo cáo ĐTM theo quy định, được đầu tư hạ tầng cơ bản như đường nội bộ, cây xanh dọc hàng rào (riêng KCN Quảng Vinh là chưa triển khai do chưa có doanh nghiệp hoạt động).

Đối với hiện trạng khu kinh tế, công nghiệp, định kỳ 02 lần/năm, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiến hành quan trắc. Kết quả quan trắc là cơ sở để theo dõi xu hướng, diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn nhằm điều chỉnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 09 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập. Công tác lập quy hoạch chi tiết của 09 CCN với tổng diện tích là 304,39 ha, đạt tỷ lệ 86,23%. Các CCN được định hướng với tính chất là CCN tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tạo mặt bằng sản xuất cũng như môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp; đồng thời bố trí cho các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư vào khu sản xuất tập trung. Đã có 06 CCN đi vào hoạt động với các ngành nghề sản xuất chính như: vật liệu xây dựng, may công nghiệp, thêu, sản xuất giấy Krap, mộc mỹ nghệ, giày da, sản xuất dăm gỗ và viên nén năng lượng… Hiện chỉ có CCN An Hòa, thành phố Huế đang được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Với chất thải lây nhiễm, chất thải y tế thông thường phát sinh tại các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đều được thu gom và xử lý theo quy định. Hệ thống xử lý nước thải tại một số trung tâm y tế, bệnh viện được đầu tư hoàn chỉnh, như: Trung tâm Y tế thị xã hương Thủy, huyện Nam Đông và Bệnh viện đa khoa Bình Điền; còn lại một số cơ sở y tế khác đang tiếp tục triển khai đầu tư.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thông qua công tác tuyên truyền, áp dụng các mô hình canh tác tiên tiến như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 tăng 3 giảm, VietGAP,... lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng đã giảm dần hàng năm. Công tác thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.

Hoạt động chăn nuôi đang chuyển dịch mạnh từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp, trang trại, chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ... Theo đó, toàn tỉnh có 315 trang trại quy mô nhỏ, 60 trang trại quy mô vừa và 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn; 15 cơ sở chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gia súc nuôi trên 500 con lợn; 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ với quy mô 500 con/lứa; 05 cơ sở chăn nuôi được cấp Giấy chứng nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP).

Ước tính lượng chất thải do hoạt động chăn nuôi thải ra hàng năm khoảng 836 nghìn tấn chất thải rắn và 1,05 triệu m3 nước thải. Đối với chất thải rắn, có 61,7 % được thải trực tiếp hoặc thu gom để bán, 22,5% được ủ làm phân hữu cơ, 6,8% được xử lý bằng công trình khí sinh học và 8,9% xử lý bằng các hình thức khác. Đối với chất thải lỏng có khoảng 35% được thu gom, xử lý (chủ yếu ở chăn nuôi lợn).

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định để nâng cao chất lượng môi trường cần có sự chung tay của cả cộng đồng từ các hoạt động trong đời sống, sản xuất. 

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, rác thải trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 có những hạn chế, đó là: tình hình ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vấn đề nước thải chưa qua xử lý ở các cụm công nghiệp, làng nghề, tại cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi tôm công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ sản xuất kinh doanh trong khu dân cư, tại một số khu đô thị, tại một số cơ sở y tế…

Công tác xử lý nước thải chưa đáp ứng được điều kiện hoạt động các cụm công nghiệp, có 8/9 CCN chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải; nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm và bức xúc đối với người dân trong vùng. Quy trình xử lý, thu gom sau phân loại rác tại nguồn chưa hợp lý, còn nhiều bất cập; một số địa phương đã thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tuy nhiên do thực hiện thiếu đồng bộ nên rác thải đã phân loại vẫn được thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp chung. công tác quản lý và vận hành các bãi chôn lấp rác chưa đảm bảo theo quy định, không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật; một số bãi rác xảy ra tình trạng quá tải, rò rỉ nước gây ô nhiễm môi trường các khu vực lân cận

Trước thực trạng trên thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai Đề án tổng thể về việc thu gom và xử lý chất thải rắn (bao gồm định hướng và giải pháp thực hiện phân loại rác tại nguồn) nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, về xử lý rác thải, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị xanh, phát triển bền vững.

Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Cân đối nguồn lực đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Dự án Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy; dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (thuộc Khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình); dự án Bãi chôn lấp rác dự phòng Phú Sơn; dự án Cải tạo bãi chôn lấp số 2 Thủy Phương; dự án Nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Điền; dự án Nâng cấp Nhà máy xử lý nước thải KCN và khu phi thuế quan từ cột B lên cột A.

Sở Tài nguyên và Môi trường phát huy vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về chất thải rắn và môi trường trên đia bàn tỉnh; thường xuyên rà soát, kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp. Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn đối với cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường các cấp. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu môi trường nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ, liên kết dữ liệu; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo của các cấp. Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt các hồ sơ, thủ tục liên quan đến môi trường. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin của tỉnh để tuyên truyền các chuyên mục, chuyên đề định kỳ về môi trường.  

Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện chức năng quản lý quy hoạch chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, giúp hạn chế tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ; thực hiện đồng bộ việc thu gom và xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc nguy hiểm.

 

PV 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline