Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về khai thác, sử dụng khoáng sản

Thứ tư, 27/09/2023 07:09

TMO - Trước tình trạng vi phạm các quy định trong lĩnh vực khai thác khoáng sản gia tăng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn lao động, ô nhiễm môi trường...Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Thời gian qua, Đoàn  công tác của HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi giám sát về “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2022” tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại huyện Đăk Pơ, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là cát, đất sét, đá Gabro… phân bố tại các xã Tân An, Yang Bắc, Ya Hội, An Thành. Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2017-2022, huyện Đăk Pơ đã phát hiện 19 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt là gần 600 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có mỏ đất san lấp nằm trong quy hoạch chung của tỉnh nên khó khăn trong công tác giải quyết nguồn đất san lấp cho các công trình dự án và đề nghị cơ quan cấp tỉnh đưa các mỏ khoáng sản của huyện đề nghị bổ sung vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2020-2025…

Giám sát hấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường... được ngành chức năng tỉnh Gia Lai đẩy mạnh triển khai. Ảnh: NH. 

Theo báo cáo của UBND huyện Kông Chro, hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản với 11 điểm mỏ. Hàng năm, huyện Kông Chro đều ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ khoáng sản; xây dựng các kế hoạch kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Kết quả, giai đoạn 2017-2022, huyện phát hiện, xử lý 39 trường hợp khai thác trái phép với tổng số tiền xử phạt trên 963 triệu đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, huyện Kông Chro cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Theo đó, huyện kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, kê khai khối lượng tài nguyên khoáng sản; truy thu các loại thuế, phí đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; rà soát các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, cấp giấy phép bổ sung đối với diện tích đất hoạt động khoáng sản cho doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý và trên cơ sở đó Nhà nước thu được các khoản thuế, phí theo quy định, tránh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây thất thu nguồn ngân sách.

Báo cáo của UBND huyện Ia Pa cho biết, khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là cát xây dựng, đất san lấp công trình, đất sét. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Ia Pa có 4 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác. Hàng năm, UBND huyện Ia Pa đều có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; xây dựng các kế hoạch kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác trái phép khoáng sản.

Tuy nhiên, huyện Ia Pa cũng gặp một số khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản như: Các cơ quan chuyên môn của huyện còn lúng túng trong việc tham mưu UBND huyện quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, tận thu khoáng sản quy mô vừa, nhỏ, lẻ, đặc biệt là tận thu đất dư thừa sau san ủi, cải tạo đồng ruộng của người dân, vận chuyển ra khỏi khu vực. Bên cạnh đó, huyện gặp khó trong kiểm tra lắp đặt, vận hành trạm cân, camera giám sát khai thác khoáng sản; việc kiểm tra các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến cấp phép hoạt động của doanh nghiệp khai thác khoáng sản…

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế-xã hội.  

Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai cho biết, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp các khu vực mỏ gửi đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch tỉnh với 666 khu vực mỏ.

Trong đó, có 128 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác; đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản các mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định, bổ sung mới 538 khu vực mỏ. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các mỏ đất san lấp bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 97 khu vực mỏ.

Trên địa bàn tỉnh có 85 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó, thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 2 mỏ, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh là 83 mỏ. Trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm UBND tỉnh phê duyệt, giai đoạn 2017-2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng khoáng sản của 47 tổ chức, cá nhân, địa bàn hoạt động.

Kết quả, từ năm 2017-2022, trên địa bàn tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 623 trường hợp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng (trong đó, UBND tỉnh xử phạt 7 trường hợp, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử phạt 17 trường hợp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh xử phạt 599 trường hợp); tịch thu nhiều tang vật liên quan.

UBND tỉnh đã chủ động ban hành một số văn bản về phương án bảo vệ khoáng sản tại khu vực được cấp phép khai thác, khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại bãi thải; hàng năm đều rà soát, bổ sung quy hoạch các vị trí khoáng sản để tổ chức đưa vào thăm dò, đấu giá, cấp phép; kịp thời cập nhật các quy định mới về pháp luật liên quan và có hướng dẫn các địa phương triển khai; chủ động giao kế hoạch thanh-kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là việc chấp hành các quy định trong giấy phép, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản; chủ động ký kết quy chế phối hợp với một số địa phương lân cận trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản…

Tuy nhiên, trên thực tế, sự chuyển biến trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản chưa nhiều; vẫn còn một số tồn tại như: Ở nhiều khu vực mỏ không thực hiện cắm mốc thực địa, không có phương án bảo vệ môi trường, bảo hộ khu vực khai thác; không chấp hành nghiêm trong lắp đặt trạm cân, camera giám sát, hoàn thổ sau đóng cửa mỏ. Bên cạnh đó, công tác quản lý nổ mìn theo quy chuẩn thiếu chặt chẽ; không có giải pháp cụ thể trong kiểm tra sản lượng khoáng sản khai thác; vẫn còn khai thác trái phép khoáng sản nhỏ lẻ…

Nguyên nhân là do địa bàn của tỉnh có diện tích lớn, các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh có trữ lượng nhỏ, nằm phân tán, đi lại khó khăn, các đối tượng lợi dụng thời gian ban đêm, các ngày nghỉ để thực hiện việc khai thác khoáng sản trái phép; việc thanh-kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép chưa nghiêm, chưa dứt điểm; quyền lợi của các địa phương có khu vực mỏ được cấp phép không cao dẫn đến còn lơ là trong công tác quản lý…

Trước thực tế trên, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Trong đó, tăng cường bảo vệ khoáng sản trong diện quy hoạch cần bảo vệ, gồm có khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại bãi thải; đôn đốc các doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; nghiên cứu quy chế phối hợp với các tỉnh lân cận trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh.

Đồng thời kiểm tra lại việc chấp hành khai thác khoáng sản cũng như sản lượng khai thác của một số điểm mỏ cụ thể đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; quan tâm thực hiện công tác phân cấp nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn.

Ngoài ra, rà soát các kế hoạch cụ thể hoá Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, kế hoạch của UBND tỉnh để triển khai tốt hơn nhiệm vụ quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn...

 

 

Thu Hồng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline