Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 10:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề

Thứ hai, 31/07/2023 07:07

TMO - Để làng nghề phát triển bền vững rất cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý, các cơ quan chức năng cần xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng ngành, địa phương. 

Báo cáo Hiện trạng môi môi trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021 cho thấy, cả nước hiện có hơn 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng  2.008 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận (bao gồm 1.356 làng nghề và 652 làng nghề truyền thống).Doanh thu của các làng nghề là 75.720 tỷ đồng (tăng 17.332 tỷ đồng so với năm 2020; tạo việc làm cho khoảng 1,58 triệu lao động với thu nhập bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng/ người/ năm.

Các làng nghề được công nhận tập trung nhiều tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội (313 làng), Thái Nguyên (263 làng), Thái Bình (117 làng), Ninh Bình (75 làng), Nam Định (72 làng)... Hoạt động sản xuất chủ yếu tại các làng nghề sản xuất mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt, may, sợi, thêu ren, cơ khí nhỏ, điêu khắc, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Hầu hết các làng nghề đang hoạt động hiện nay đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường không khí. Trong số đó, 03 nhóm làng nghề: tái chế (kim loại, giấy, nhựa…), vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, thực phẩm là những nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao.

Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất, phụ gia trong quá trình sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, nhựa), quá trình tái chế và gia công, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn… làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit và kiềm.

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và CTR gây ô nhiễm mùi, phát tán các khí ô nhiễm như SO2, NO2, H2S, NH3… Các làng nghề ươm tơ, dệt, nhuộm vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO2. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm.

Chất thải từ hoạt động tái chế nhôm tại làng nghề Mẫn Xá đang đặt ta nhiều thách thức về môi trường tại Bắc Ninh. Ảnh: MC.  

Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề có nhiều chuyển biến, các làng nghề được quy hoạch trong cụm công nghiệp và được nâng cấp công nghệ sản xuất, qua đó một phần chất thải phát sinh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn 28% làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng tại Quyết định số 577/QĐ-TTg chưa triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, vẫn còn nhiều làng nghề chưa di dời vào trong cụm công nghiệp…

Tại Hà Nội, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm khoảng 56% tổng số làng ở khu vực nông thôn. Các làng nghề đã và đang đem lại, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển một số làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Các làng nghề càng phát triển, tình trạng ô nhiễm càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và đời sống của cư dân làng nghề. Hầu hết các làng nghề mới chỉ tổ chức thu gom mà chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom xử lý chất thải rắn mà thải thẳng ra môi trường.

UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thành phố xây dựng Đề án quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2040; tham mưu xây dựng dự thảo “Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2023”.

Đặc biệt, là tham mưu xây dựng Kế hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, có nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, trọng tâm là các nhiệm vụ về xử lý nước thải làng nghề. Trong đó, có việc triển khai công tác khảo sát, lập dự án thí điểm đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo mô hình hợp tác công - tư tại làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức; dự án đầu tư, xây dựng và vận hành quy trình công nghệ xử lý môi trường làng nghề thủ công, mỹ nghệ sử dụng tích hợp công nghệ xử lý mô đun - hóa học chuyên biệt cho các chất sơn mài, phẩm phụ gia…

Trong năm 2023, Sở TN&MT sẽ hoàn thành công tác rà soát, đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường đối với 100% làng nghề đã được công nhận trên địa bàn thành phố. Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề, hướng tới tổ chức quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, kết hợp xây dựng các địa điểm tập kết, trung chuyển chất thải, hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước tại các làng nghề. Đồng thời, thường xuyên tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm cũng được chú trọng, đảm bảo các hộ sản xuất trong làng nghề đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề thủ công truyền thống, nổi bật như: làng nghề Gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, chạm khắc gỗ Phù Khê… Toàn tỉnh cũng có 12 nghề truyền thống, Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Mặc dù, các làng nghề đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

Để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đang triển khai nhiều giải pháp từng bước cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề, nhất là tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách đầu tư, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm trung chuyển đến khu xử lý và kinh phí xử lý; nhân dân đóng góp kinh phí thu gom, vận chuyển từ hộ gia đình đến điểm trung chuyển theo quy định. Đối với khu vực làng nghề, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải rắn tồn đọng từ trước đến thời điểm dự án được UBND tỉnh phê duyệt.

Với các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các địa phương nâng cấp lên đô thị và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, các dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư được giao đất đã giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ khác sau khi đầu tư hoàn thành theo các quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đầu tư xử lý làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với các đô thị trên địa bàn các huyện chưa có hệ thống xử lý, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp hiện đã đi vào hoạt động. Đồng thời, bố trí nguồn vốn cho đầu tư các công trình xử lý môi trường khu vực nông thôn, làng nghề, giải quyết các vấn đề môi trường tồn đọng.

Việc kiểm soát hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp, làng nghề cần được đặc biệt chú trọng để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm. 

Các chuyên gia bảo vệ môi trường cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý nước thải tại các làng nghề; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý nguồn nước thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả.

Các địa phương tuân thủ đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo luật định đối với các dự án, kế hoạch đầu tư phát triển làng nghề để bảo đảm rằng các đầu tư này theo hướng thân thiện môi trường...Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, các đơn vị chuyên môn, chính quyền các cấp cần chú trọng công tác truyền thông về bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước thải tại các làng nghề để thay đổi nhận thức, thói quen, tập quán sản xuất, sinh hoạt của người dân, các hộ sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xử lý nước thải tại làng nghề, bảo đảm các nguồn lực về tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải ở khu vực nông thôn nhất là các làng nghề. 

 

 

Đức Nam 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline