Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 18:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Gia tăng nạn buôn bán động vật hoang dã trên nền tảng trực tuyến

Thứ ba, 17/05/2022 16:05

TMO - Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng cũng như kiểm duyệt thông tin các bài đăng liên quan đến động vật hoang dã trên mạng Internet, các đối tượng đã sử dụng các từ “lóng” trong các bài đăng như socola, cao socola, cao 30 để chỉ cao hổ; móc câu, chân dài để chỉ nanh, móng động vật hoang dã (gấu, hổ) …

Mua bán động vật hoang dã trên nền tảng trực tuyến đang trở thành trào lưu và gia tăng một cách đáng báo động”- thông tin này được Tổ chức Wildlife Conservation Society (Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã- WCS)  trao đổi tại buổi tập huấn “Tăng cường sự tham gia của thanh niên trong hoạt động phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã” cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra từ ngày 13-15/5 vừa qua.

Vô tư làm hại động vật hoang dã trên mạng 

Những năm gần đây, các vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) trên Internet đang gia tăng một cách đáng báo động. Lợi dụng khả năng dễ dàng tiếp cận người mua và che dấu danh tính của Internet và đặc biệt là các mạng xã hội, nhiều đối tượng đã thường xuyên rao bán các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác, móng gấu, da hổ và rất nhiều sản phẩm ĐVHD khác.

Chia sẻ về phương thức buôn bán ĐVHD trong thời gian qua, bà Nguyễn Thị Lan Ánh, Trưởng nhóm Hỗ trợ thực thi pháp luật, Tổ chức WCS cho biết: Khi dịch Covid-19 bùng phát, những quy định về giãn cách xã hội cùng với việc hạn chế đi lại và giao dịch trực tiếp đã làm thay đổi phương thức buôn bán của các đối tượng với việc ghi nhận hiện tượng chuyển từ buôn bán, trao đổi trực tiếp sang trao đổi và giao dịch trên các nền tảng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok…”. 

Bà Nguyễn Thị Lan Ánh chia sẻ về thực trạng của vấn nạn buôn bán ĐVHD trên nền tảng trực tuyến 

Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều trại nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại đang trở thành vỏ bọc hợp pháp trong hoạt động buôn bán ĐVHD trái phép. Việc sử dụng hình thức buôn bán trực tuyến qua internet được xác định là một trong những yếu tố làm tăng và thuận tiện hơn cho việc buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã.

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng và sự kiểm duyệt thông tin các bài đăng liên quan đến ĐVHD, các đối tượng đã sử dụng các từ “lóng” trong các bài đăng như socola, cao socola, cao 30 để chỉ cao hổ; móc câu, chân dài để chỉ nanh, móng ĐVHD (gấu, hổ); sắn dây, khoai, thịt nạc, măng, hàng đen để chỉ sừng tê giác; gả, trao đổi, bay, yêu, cứu hộ, bảo tồn để chỉ hành động mua, bán…

Các nghiên cứu do WCS thực hiện 2015-2016 và 2018-2019-2020 cũng cho thấy, sự gia tăng về số lần đề cập và số lần đề cập mua bán ĐVHD trên các nền tảng xã hội tăng trong giai đoạn 2015-2016 và 2018-2020. Trong đó, Facebook là nền tảng mạng xã hội được dùng nhiều nhất để đề cập đến các rao bán ĐVHD trực tuyến. 

Việt Nam vẫn là điểm trung chuyển và tiêu thụ ĐVHD 

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được bao quanh bởi các thị trường chợ đen - nơi diễn ra hoạt động buôn bán các loại hàng hoá cấm, thuộc các khu vực lân cận như Đông Á, Nam Á và Châu Đại Dương. Do đó luôn phải đối mặt với nguy cơ bị tác động bởi hoạt động phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia trong khu vực.

Số liệu WCS tổng hợp từ các nguồn mở, từ năm 2018 đến tháng 4/2022, các cơ quan chức năng tại Việt Nam đã bắt giữ hơn 620 vụ việc liên quan đến các hành vi vi phạm trong vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ và săn bắt động vật hoang dã (ĐVHD).

 Tình hình buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam (2018 – 4/2022)

Theo thống kê, có khoảng 16.592 cá thể và sản phẩm các loài ĐVHD và 104.267 kg sản phẩm (da, xương, sản phẩm chế tác…) của ít nhất 30 loài ĐVHD bị tịch thu trong các vụ việc vi phạm. Các loài ĐVHD và sản phẩm bị bắt giữ phổ biến là tê tê, rùa, sản phẩm từ voi, hổ, tê giác và các loài khác như cầy, rắn, khỉ…

Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 xảy ra, về số lượng các vụ việc bắt giữ liên quan đến ĐVHD có xu hướng giảm tích cực, từ 189 vụ vào năm 2018; 214 vụ năm 2019 xuống còn 114 vụ năm 2020, 84 vụ năm 2021, và 25 vụ trong 04 tháng đầu năm 2022.

Lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nhiều vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã 

Tại buổi tập huấn, T.S Nguyễn Bá Tiếp, Giảng viên Bộ môn Giải phẫu-Tổ chức-Phôi thai, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cố vấn CLB Wildhand cho biết: Buôn bán trái phép động vật hoang dã là hoạt động xuyên quốc gia bất hợp pháp lớn thứ tư trên thế giới, xếp sau buôn ma tuý, buôn người và buôn lậu hàng giả. Hoạt động buôn bán trị giá hàng tỷ USD này có liên quan đến vô số tác hại bao gồm đối xử tàn nhẫn với động vật, gây nguy hiểm cho các loài và hệ sinh thái, đồng thời thúc đẩy truyền bệnh từ động vật sang người như bệnh do virus corona, Ebola, sốt xuất huyết...

Vì thế, hoạt động giáo dục và truyền thông về bảo vệ ĐVHD nói riêng cũng như bảo vệ môi trường sống nói chung với sự tham gia của nhiều bên liên quan là rất cần thiết, nhằm góp phần cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và lan toả giá trị sống tử tế đến cộng đồng. 

 T.S Nguyễn Bá Tiếp có những chia sẻ về vấn nạn của tình trạng buôn bán động vật hoang dã  

Về các tác động của việc buôn bán ĐVHD trái phép, bà Nguyễn Thị Lan Ánh cho biết: Buôn bán ĐVHD trái phép ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái; ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như khai thác, sử dụng ĐVHD làm gia tăng rủi ro về lây lan dịch bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, tình trạng trên còn ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế như tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD thường liên quan đến các loại tội phạm khác như trốn thuế, buôn lậu, buôn vũ khí, tham nhũng, rửa tiền….

 

Thiên Trường - Thúy Hằng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline