Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Đồng Nai tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 17/03/2024 08:03

TMO - Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã tích cực thực hiện xây dựng nền tảng dữ liệu số. đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất góp phần gia tăng sản lượng nông sản...  

Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh ước đạt gần 48,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,6% so với năm 2022. Về các sản phẩm OCOP, tỉnh Đồng Nai có thêm 70 sản phẩm OCOP được chứng nhận, vượt 89% so với chỉ tiêu kế hoạch. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 220 sản phẩm OCOP của 120 chủ thể, đứng đầu về số lượng sản phẩm so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ.

Ngành Nông nghiệp có bước tăng trưởng đột biến về xuất khẩu chính ngạch trái cây tươi cả về lượng và chất. Cụ thể, sản lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 47,5 nghìn tấn, giá trị hơn 3,3 nghìn tỷ đồng; sản lượng chuối xuất khẩu là 120,8 nghìn tấn, giá trị hơn 1,4 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã và đang tích cực triển khai chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về Chính phủ điện tử trong cộng đồng người dân và các cấp chính quyền, quản lý nhà nước. Đặc biệt tỉnh thực hiện triển khai xây dựng nền tảng dữ liệu số trong lĩnh vực nông nghiệp như: Phát triển nông thôn và quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Trồng trọt và bảo vệ thực vật; thủy lợi; thủy sản; lâm nghiệp; chăn nuôi và thú y; các phần mềm phục vụ công tác thanh tra, tổ chức quản lý, xử lý chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra.

Đồng Nai tích cực chuyển đổi số, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp.

Việc triển khai sử dụng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ở một số lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Đồng Nai cũng là một trong số những tỉnh thành tiên phong triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc. Ngành Nông nghiệp đã thực hiện việc xây dựng nền tảng dữ liệu số trong nhiều lĩnh vực. Đến nay, toàn tỉnh đang sử dụng 27 phần mềm/cơ sở dữ liệu ngành trong nhiều lĩnh vực gồm: Phát triển nông thôn và quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản; trồng trọt và bảo vệ thực vật; thủy lợi; thủy sản; lâm nghiệp; chăn nuôi và thú y; các phần mềm phục vụ công tác thanh tra, tổ chức quản lý, xử lý chồng chéo trong thanh - kiểm tra. Việc triển khai sử dụng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ở một số lĩnh vực thuộc ngành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. 

Báo cáo từ Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết, ngay từ năm 2020 tỉnh đã ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý trang trại chăn nuôi. Cụ thể qua phần mềm Te-food và truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ động vật. Phần mềm đã mang lại nhiều lợi ích tích cực, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi trong quá trình chăm sóc, phòng chống bệnh dịch trên động vật, truy xuất rõ ràng nguồn gốc thực phẩm động vật, mang lại nguồn gốc sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Trong năm 2023 tỉnh Đồng Nai liên tục ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại những hiệu quả triển vọng, dự ước giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2023 của Đồng Nai đạt 153 triệu đồng/ha, tăng 7 triệu đồng/ha so năm 2022. Tiêu biểu trong đó là có thêm 02 mô hình sản xuất hữu cơ với quy mô 16 ha được chứng nhận, 35 sản phẩm nông nghiệp được thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, 32 cơ sở xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản. Nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng, trong năm 14 hợp tác xã nông nghiệp, 35 chuỗi liên kết và 260 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập mới.

Năm 2024 là năm quan trọng của cả giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục đặt ra mục tiêu cao như: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp, tăng GRDP nông - lâm - thủy sản khoảng 3-3,5%; ổn định tỷ lệ che phủ cây xanh 52%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 84,5%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 51%...Về chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Đồng Nai phấn đấu toàn tỉnh có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 8 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 3 huyện hoàn thành NTM nâng cao. 

Thời gian tới, Sở NN&PTNT tỉnh tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 và Kế hoạch chuyển đổi số của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó chú trọng đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, đảm bảo hiệu quả và thiết thực. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện có hiệu quả 02 dự án có ứng dụng công nghệ thông tin: Dự án quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm TE-FOOD và dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện đến năm 2025.

Đồng thời, vận hành hiệu quả các phần mềm và các cơ sở dữ liệu của ngành hiện có, làm nền tảng xây dựng nền tảng số nông nghiệp. Đồng thời, tập trung phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng, cập nhật bổ sung các dữ liệu trong danh mục cơ sử dữ liệu dùng chung (31 cơ sở dữ liệu đang khai thác sử dụng; 06 cơ sở dữ liệu đang xây dựng, nâng cấp; 12 cơ sở dữ liệu đề xuất xây dựng mới hoặc nâng cấp) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 4290/QĐ-BNN-VP ngày 07/11/2022.

 

 

Bích Hằng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline