Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 15/11/2024 19:11

Tin nóng

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Thứ sáu, 15/11/2024

Nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ phục hồi rừng khộp

Thứ hai, 13/05/2024 14:05

TMO - Rừng khộp đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng tự nhiên. Để rừng khộp được phát triển ổn định, mới đây tỉnh Gia Lai đã có đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các nhiệm vụ, đề tài ứng dụng khoa học công nghệ để triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi khu rừng này.

Tại Việt Nam, hàng nghìn hecta rừng khộp tự nhiên - kiểu rừng thưa cây lá rộng đặc trưng chỉ có ở các tỉnh Tây Nguyên, mang lại lợi ích kinh tế-xã hội, góp phần duy trì cân bằng sinh thái. Hệ sinh thái khộp là nơi cư trú của nhiều loài thú lớn như voi, bò rừng, bò tót, nhiều loài chim quý như công, gà lôi. 

Ở Gia Lai, vùng rừng khộp thuộc xã biên giới Ia Mơr, Ia Púch (huyện Chư Prông) là những khoảnh rừng giàu sản vật tự nhiên, có hệ sinh thái ổn định, khu vực rừng khộp chính là con đường di chuyển của các loài thú hoang dã quý hiếm, đặc biệt là voi châu Á thường xuyên qua lại giữa vùng Ea Súp-Đak Lak và Ia Mơr-Gia Lai.

Theo báo cáo nghiên cứu từ Tổng cục Lâm nghiệp và Trường Đại học Lâm nghiệp, những năm qua hệ sinh thái rừng khộp khai thác chưa hợp lý, chưa khoa học gây suy giảm mạnh về diện tích. Tại vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2015-2020, diện tích rừng khộp năm 2020 ở mức 305.651,69 ha, giảm so với năm 2015 là 355.223,52 ha. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai giảm mạnh nhất với tổng diện tích giảm lần lượt là 15.642,12 ha và 33.572,30 ha. Bình quân hàng năm ở hai tỉnh này giảm 3.100 - 6.700 ha/năm.

Bên cạnh đó hiểu biết về điều kiện sinh thái, xã hội của hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên vẫn còn hạn chế dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng khộp chưa thực sự hiệu quả. Trước thực trạng rừng khộp đang bị suy giảm nghiêm trọng, UBND tỉnh Gia Lai đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các nhiệm vụ, đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng khộp.

Theo đó tại buổi làm việc giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với UBND tỉnh Gia Lai vào đầu tháng 5 vừa qua, Bộ KH&CN đã trao đổi kinh nghiệm về tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các biện pháp giải quyết vướng mắc trong quá trình thực tế triển khai, đưa ra giải pháp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Theo UBND tỉnh Gia Lai, huyện Kông Chro nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Bộ KH&CN trong khai thác đề tài, đề án, công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Gia Lai là tỉnh gắn với nông nghiệp, do đó triển khai các nhiệm vụ, đề tài KHCN từ ứng dụng, nghiên cứu, chuyển giao đều hướng tới hỗ trợ người dân trong canh tác, trồng trọt, chế biến.

Tỉnh Gia Lai đẩy mạnh ứng dụng KHCN để bảo vệ, phục hồi rừng khộp (Ảnh: VT).

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học cộng nghệ là bước tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Gia Lai, đặc biệt trong thời điểm biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra. Một trong nhiệm vụ được đề xuất là nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng khộp tại Gia Lai. Ngoài đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phục hồi rừng khộp, Gia Lai cũng đưa ra một số đề xuất khác như khai quật, nghiên cứu, tư vấn bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê; Triển khai các dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc chương trình quốc gia, nâng cao năng lực và tiềm lực địa phương.

Sở KH&CN tỉnh Gia Lai cho biết, trong giai đoạn 2020-2024, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đã được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh giúp nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực như cà phê, hạt điều, mắc ca, hồ tiêu, rau quả. Ngành khoa học công nghệ cũng triển khai thực hiện 41 nhiệm vụ, hầu hết theo cơ chế đề xuất đặt hàng và có cam kết ứng dụng, nhân rộng kết quả.

Nhờ đó, tỉnh Gia Lai hiện có 1.516 nhãn hiệu có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó có 693 nhãn hiệu đã có văn bằng bảo hộ, 3 chỉ dẫn địa lý, 5 sáng chế, 2 giải pháp hữu ích, 27 kiểu dáng công nghiệp. Trước những kết quả đó, Bộ KH&CN ghi nhận đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Gia Lai đã đạt được, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục bám sát, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nội hàm về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đầu tư kinh phí, nhân lực để phát triển KHCN.

Để tiếp tục bảo vệ, phát triển diện tích rừng toàn tỉnh, năm 2024 tỉnh Gia Lai phấn đấu trồng rừng và trồng cây phân tán với tổng diện tích dự kiến là 10.313 ha. Trong đó, diện tích trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán do các địa phương, đơn vị chủ rừng đăng ký triển khai thực hiện năm 2024 gần 4.700 ha, gồm trồng rừng tập trung gần 2.900 ha (rừng đặc dụng là 10 ha, rừng phòng hộ 39 ha, rừng sản xuất gần 1.995 ha, rừng thay thế 853 ha); trồng cây phân tán là 1.800 ha (tương đương 1,8 triệu cây). Diện tích trồng rừng từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư của các dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh là 5.616,1 ha.

Còn riêng khu vực rừng khộp, theo nhận định của các chuyên gia, đối với khu vực rừng này nếu không may xảy ra cháy lớn, khả năng dập lửa bằng sức người là rất khó. Để bảo vệ được rừng khộp trong mùa khô hạn là một hành trình còn nhiều gian nan. Vì vậy nhằm tăng cường bảo vệ, phòng cháy rừng khộp và các diện tích rừng khác, ngày 4/5 UBND tỉnh Gia Lai đã có Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh. 

Nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong bảo vệ, phục hồi rừng khộp là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để bảo vệ duy trì cân bằng sinh thái đồng thời bảo vệ môi trường cư trú của các loài thú lớn không chỉ trên địa bàn tỉnh Gia Lai mà còn cả các địa phương khác, nơi có rừng khộp.

 

 

Mai Lan

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline