Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Đồng bộ giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn

Thứ ba, 14/03/2023 12:03

TMO - Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là xây dựng nông thôn mới gắn với việc xử lý chất thải trong sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn. Tuy nhiên các địa phương vẫn đang lúng tung, loay hoay tìm lời giải, cho dù đã triển khai áp dụng nhiều giải pháp.

Việt Nam hiện có khoảng 62 triệu dân sinh sống ở vùng nông thôn, chiếm xấp xỉ 65% dân số. Cùng với tốc đô gia tăng dân số, mỗi năm khu vực này thải ra môi trường khoảng 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón…Hiện nay, chỉ có khoảng 50% khối lượng rác thải trên được thu gom, xử lý. Số còn lại chủ yếu là chất thải rắn và khó phân hủy, tiềm ẩn nguy cơ gây hại rất lớn cho môi trường và sức khỏe người dân. Phần lớn rác thải  được xử lý thông qua phương pháp chôn lấp; về lâu dài sẽ tác động ngược đối với môi trường, nguồn nước.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công tác xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang gặp nhiều bất cập. Trong đó, có bất cập về việc đầu tư trong công tác quản lý chất thải nói chung, chất thải sinh hoạt nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; Khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội từng địa phương, đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng miền. 

Khối lượng rác thải tại khu vực nông thôn ngày càng gia tăng, đòi hỏi các địa phương cần có phương án thu gom, xử lý hiệu quả. Ảnh: HG. 

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn chưa triệt để. Trước hết, do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn trong xây dựng hạ tầng, bãi rác tập trung chưa có hoặc ở cách quá xa khu dân cư quá xa. Ngoài ra, việc đầu tư trong công tác quản lý chất thải nói chung, chất thải sinh hoạt nông thôn nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, việc lựa chọn công nghệ xử lý chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội từng địa phương, đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng miền...

Hầu hết các xã vùng nông thôn chưa có quy hoạch địa điểm xử lý rác, dẫn đến chỗ thừa chỗ thiếu. Một số lò đốt không đủ điều kiện để hoạt động. Ngoài ra, các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, công nhân tham gia vận hành không đủ kiến thức chuyên môn để vận hành lò đốt, trình độ vận hành của công nhân còn hạn chế, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cho nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn thấp; công tác xã hội hóa các nguồn lực để thu gom, xử lý rác chưa tốt. 

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ... 

Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ; 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

Đồng thời, các địa phương phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn; trong đó, tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý chất thải rắn vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch mỗi địa phương; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, định mức kinh tế, kỹ thuật trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; thống nhất quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với công tác quản lý chất thải rắn; tăng cường xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, đào tạo, nâng cao năng lực và nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn.

Việc đầu tư, nâng cấp các lò đốt rác đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường được xem là giải pháp hiệu quả trong xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn. Ảnh: QC. 

Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đối với vấn đề môi trường Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp, 100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định… 

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, cần xây dựng và triển khai mô hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các địa bàn có mật độ dân cư khác nhau và mục đích sử dụng chất thải sau phân loại. Tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; hình thành và hoàn thiện các phương thức thu gom phù hợp với đặc thù của từng huyện, thành phố; bố trí và đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp. 

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP giao Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải rắn và Chủ tịch ủy ban cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải tại địa phương mình. Để đẩy mạnh quản lý rác thải nông thôn, Bộ TN&MT đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021 sẽ tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị 41/CT-TTg ngày 1/12/2020 của Thủ tướng về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn. Đôn đốc các địa phương triển khai các giải pháp cụ thể để thu gom và xử lý rác.

Trước hết, các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch quản lý chất thải hiện có, có kế hoạch, lộ trình để chấm dứt việc đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp xã, khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô liên xã, liên huyện phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh. Chấm dứt việc sử dụng các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, các khu vực lưu giữ chất thải, các bãi chôn lấp không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay. 

 

 

Hà Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline