Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 02:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Đồng Bằng sông Cửu Long phát huy hiệu quả mô hình lúa- tôm kết hợp

Thứ sáu, 31/12/2021 14:12

TMO - Hình thức canh tác lúa- tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long mang về thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng thuần lúa 3 vụ/năm.

Mô hình canh tác tôm lúa là hệ thống canh tác đặc thù của những vùng bị nhiễm mặn theo mùa tại các tỉnh ven biển ĐBSCL (mặn xâm nhập từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm). Vào mùa mưa là thời vụ trồng lúa vì tận dụng được nguồn nước mưa để rửa mặn, ngọt hóa đồng ruộng. Các tháng còn lại đều bị nước mặn xâm nhập, ruộng lúa lại trở thành vuông tôm với phương thức lấy giống và thức ăn tự nhiên.

Mô hình này chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau và đang cho hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, bà con nông dân coi việc trồng lúa – tôm là thu nhập phụ nên chỉ xuống giống và chờ thu hoạch.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ động chuyển hướng sản xuất sang mô hình lúa-tôm kết hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhưng vài năm trở lại đây, bà con chuyển đổi trồng lúa ngắn ngày và các giống lúa có chất lượng gạo ngon như ST24, ST25... Năng suất lúa ở mô hình lúa - tôm trước đây từ 3 - 4 tấn/ha/vụ, nay đã tăng lên 5-5,5 tấn/ha/vụ, tăng thêm thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/ha/vụ cho người dân.

Ngoài ra, trong vụ tôm luân canh hoặc tôm xen canh trong ruộng lúa cũng mang về cho người nông dân từ 50 - 100 triệu đồng/ha (riêng tôm). Như vậy, tổng thu nhập trên ha lúa-tôm hiện nay khoảng 100-130 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa chuyên canh.

Kiên Giang là một trong những tỉnh ven biển có diện tích lúa-tôm lớn nhất ở ĐBSCL.Thời gian qua, nông dân thu về hai nguồn lợi lúa và tôm, khoảng 4 - 4,5 tấn lúa/ha/vụ và 0,45 - 0,5 tấn tôm/ha/vụ, thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm, đồng thời tạo ra môi trường sinh thái khá an toàn, bền vững cho sản xuất lúa - tôm.

Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang: Mô hình này không chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà còn khai thác được lợi thế của tỉnh ven biển, với bờ biển dài hơn 200km. Ðiển hình cho việc chuyển đổi này là các huyện như An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, biến vùng nông thôn khó khăn trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế qua mô hình lúa - tôm.

Bà con Sóc Trăng tích cực triển khai mô hình lúa-tôm trên diện tích đất nông nghiệp mang lại thu nhập kinh tế ổn định cho đời sống.

Tại Sóc Trăng, mô hình lúa tôm kết hợp đang được tỉnh đẩy mạnh mở rộng diện tích. Tỉnh này chỉ có khoảng 17.700 ha sản xuất tôm lúa, tập trung tại huyện Mỹ Xuyên là nơi có mô hình sản xuất hiệu quả. Theo ông Đặng Văn Phương, chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo giữ vững mô hình tôm lúa bền vững hằng năm ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ 17.700 ha, diện tích trồng lúa trên nền tôm 8.900 ha. Tổng sản lượng gần 40.000 tấn tôm và gần 46.000 tấn lúa. Nhờ phát huy tốt tiềm năng đất đai, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân được nâng lên đáng kể.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích canh tác lúa trên đất tôm khoảng 39.000 ha, trong đó tập trung chủ yếu tại hai huyện Phước Long (13.677 ha) và huyện Hồng Dân (trên 24.400 ha). Lợi thế của mô hình lúa-tôm tại Bạc Liêu là sản xuất lúa hoàn toàn không sử dụng phân bón và thuốc hóa học. Do là sản phẩm sạch cho nên tôm, lúa sau thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định ở mức cao. So với trước đây khi độc canh cây lúa, các hộ chuyển đổi sang mô hình tôm lúa cho năng suất tôm nuôi bình quân đạt khoảng 450 đến 500 kg/ha, giúp người dân tăng lợi nhuận lên gấp hai, ba lần.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Sản xuất theo mô hình lúa-tôm ở ĐBSCL đang phát triển mạnh và đây là ngành hàng mang lại giá trị cao cho ngành nông nghiệp so với các loại hình canh tác khác.Tuy nhiên Cục Trồng trọt khuyến cáo, việc canh tác lúa-tôm ở ĐBSCL trong thời gian tới còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nước, giống, thời tiết, chứng nhận sản phẩm để nâng cao chất lượng… vì mỗi vùng đất lúa- tôm của mỗi địa phương đều khác nhau.

Vì vậy để canh tác mô hình lúa-tôm hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương và nông dân cần phải thuần thục quy trình canh tác, nhóm giống và tuân thủ thời vụ nghiêm ngặt… Từ đó tiến tới cơ giới hóa, chứng nhận sản phẩm để đạt giá trị cao hơn. Đặc biệt, cần xem lúa-tôm là mô hình phát triển trọng điểm để gia tăng lợi nhuận cho nông dân ĐBSCL.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline