Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 07:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Chủ nhật, 28/05/2023 07:05

TMO - Tỉnh Sơn La định hướng  phát triển lĩnh vực thương mại điện tử thành trụ cột của nền kinh tế số, là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển và hội nhập. 

Tỉnh Sơn La có trên 1.056 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 74,89% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là các loại rau, quả nhiệt đới, cận ôn đới. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La đã và đang được đánh giá cao về sản lượng cũng như chất lượng. 

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 22.450 ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương; có 281 mã số vùng trồng, 24 sản phẩm mang địa danh của tỉnh Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; trong đó có 2 sản phẩm được bảo hộ tại Châu Âu và Thái Lan; 109 sản phẩm OCOP; 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn và 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Nhận thức tầm quan trọng của thương mại điện tử trong lộ trình phát triển của địa phương, tỉnh Sơn La đưa ra nhiều chính sách và giải pháp để hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử. Đến hết năm 2022, đã có 1.957 doanh nghiệp đang thực hiện kê khai nộp thuế qua mạng; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt; các cơ sở kinh doanh tại trung tâm các huyện, thành phố đã áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các hợp tác xã, hộ nông dân đã tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá, tiêu thụ hàng hóa nông sản. Các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước.

Cùng với việc quảng bá trong khuôn khổ các chương trình, hội chợ... nông sản của tỉnh Sơn La đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử (Ảnh minh họa). 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La việc phát triển thương mại điện tử tại địa phương so với mặt bằng chung của cả nước còn khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, các mặt hàng của Sơn La chủ yếu là trái cây tươi, có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hỏng, giảm chất lượng nếu không có quy trình bảo quản, vận chuyển phù hợp.

Tuy nhiên, tỉnh chưa có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đối với các loại hàng hóa nông sản khiến việc đưa mặt hàng trên lên các nền tảng thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các trang thương mại điện tử của tỉnh Sơn La mới chỉ dừng lại ở hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiếu các dịch vụ hỗ trợ như tiếp thị, thanh toán, hoàn tất đơn hàng...

Hướng đến mục tiêu phát triển thương mại điện tử bền vững trong bối cảnh nền kinh tế số, Sở Công Thương Sơn La đề xuất các giải pháp: Thứ nhất, xây dựng, phát triển các hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử. Đặc biệt mở rộng, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tăng độ phủ sóng di động 4G, 5G. Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp trong thương mại và dịch vụ công, trong đó chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code… từng bước khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về đơn vị sản xuất với các tiêu chí chính như: năng lực sản xuất, trình độ nhân sự, tình trạng ứng dụng các nền tảng và giải pháp,…

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tập huấn, đào tạo cho nông dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, bán hàng online. Cùng với đó xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, bao gồm nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý chuyên trách, thống kê, tư vấn hỗ trợ cũng như vận hành các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện mô hình liên kết, kết nối giữa các cơ sở sản xuất với người mua hàng, cơ sở cung ứng dịch vụ logsictics thông qua các sàn thương mại điện tử. Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La một cách nhất quán, đồng bộ trên môi trường kinh tế số. Đồng thời, quản lý tốt quản lý chất lượng hàng hóa, thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, củng cố và bảo vệ hình ảnh hàng hóa nông sản xanh, an toàn tỉnh Sơn La.

Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ giúp cho việc xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bằng các công cụ số của Sơn La hiệu quả hơn.

Thứ sáu, các hợp tác xã, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc học hỏi tiếp cận với các hình thức kinh doanh mới trên không gian mạng. Chủ động liên kết hợp tác với đơn vị cung cấp các giải pháp thương mại điện tử. Đồng thời, chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu khi tham gia thị trường trong nước và quốc tế

Thứ bảy, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng như Sở Công Thương, Sở Thông tin & Truyền thông, Cục Quản lý thị trường, Cục thuế tỉnh...; phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại điện tử. Hạn chế những tác động tiêu cực, những mặt trái của thương mại điện tử mang lại đối với người tiêu dùng, xã hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.

Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện  tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới. 

 

 

Minh Tân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline