Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Điều kiện nào để được công nhận Cây Di sản Việt Nam?

Thứ năm, 16/11/2023 10:11

TMO - Có tuổi đời hơn 300 năm, gắn bó với bao thế hệ người dân làng Đình Thôn (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), thế nhưng cây bún được xem là “độc nhất vô nhị tại Hà Nội” vẫn chưa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Theo quan sát, cây bún cổ thụ có 2 nhánh 1 nhánh to ngả hướng Đông Bắc, nhánh nhỏ hơn ngả sang hướng Tây Nam với chiều cao khoảng 30m, thân cây xù xì. Hoa bún có hương thơm dịu, mọc thành từng chùm to ngay phía đầu cành với 2 màu đặc trưng là vàng và trắng, xen lẫn sắc xanh của lá khiến cây bún nổi bật cả đoạn đường. Cây hoa bún còn có tên gọi khác là bạch hoa hay màn màn, có từ lâu đời với mùi thơm dễ chịu, khi nở nhụy hoa có hình dáng mềm mại giống như sợi bún.

Theo các cụ cao niên ở làng Đình Thôn, cây bún này có tuổi đời khoảng hơn 300 năm. Ảnh: Nguyễn Phương. 

Theo người dân nơi đây, cây bún cổ thụ là niềm tự hào của người dân Đình Thôn. Từ các cụ cao niên cho tới các thế hệ trẻ đều rất quý cây bún bởi “cụ cây” đã gắn bó với mọi giai đoạn thăng trầm làng Đình Thôn. Bà Liên (70 tuổi) sống tại đây cho biết: “Ngày xưa đường này là trục chính, ai đi qua cũng dừng chân nghỉ ngơi tại gốc cây bún này, nhất là vào mùa hè nóng bức, tôi ở đây từ nhỏ giờ 70 tuổi rồi, không biết ngày xưa ai trồng ngay cả các cụ nhà tôi toàn trăm tuổi, hơn trăm tuổi mới mất nhưng cũng không biết ai là người trồng “cụ bún” này và chính xác là được trồng vào năm nào, chỉ nghe các cụ ngày xưa kể lại cây bún này khoảng 300 năm tuổi”.

Theo bà Liên, cây bún từng trải qua nhiều lần bị phá hoại nghiêm trọng do có một thân lớn nằm trong vị trí dự án đắc địa của doanh nghiệp tư nhân. “Ngày xưa cây bún còn có thêm 1 thân cành to nữa, cạnh đó là cây phượng, nhưng phượng đã bị chặt hạ. Tôi vẫn còn nhớ đợt đó khoảng 3h sáng nghe tiếng cưa máy ồn ào, người dân chạy ra thì thấy chủ đất gần cây bún thuê người cưa gần đứt phần thân trổ sang ấy. May mà người dân ngăn chặn kịp thời, sau đó làng đã bó thuốc cứu sống cành to và rào lại. Mấy lần sau họ còn đổ cả dầu nhớt, dầu luyn vào gốc, nhưng rất may mắn rễ của cây sâu dưới lòng đất nên không bị chết. Sau những lần gặp “đại nạn” cây bún được người dân quây khung sắt để bảo vệ.

Khi được hỏi về hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, bà Liên cho hay, đã biết đến hoạt động này và nếu cây bún cổ thụ được vinh danh trở thành Cây Di sản Việt Nam thì tốt quá, dân làng rất mong muốn cây bún được công nhận Cây Di sản, lúc đó cây sẽ được chăm sóc bảo vệ tốt hơn và người dân chúng tôi cũng tự hào vì có Cây Di sản.

Tháng 11 cây hoa bún rụng lá để chuẩn bị cho mùa hoa bung nở sắp tới. Ảnh: Nguyễn Phương. 

Anh Nguyễn Quân chủ quán ăn ngay sát cây Bún cho hay: “Cây bún có từ rất lâu đời, phải đến 300-400 năm tuổi, gắn bó với nhiều thế hệ người làng Đình Thôn, cây bún cổ thụ được các cụ coi như “linh hồn của làng”. Về tháng 3, tháng 4 cây nở hoa rất đẹp, nổi bật cả đoạn đường, nhiều bạn trẻ đến đây để chụp hình lưu niệm. Theo anh Quân, cây bún được quản lý bởi các cụ cao tuổi thuộc ban di tích lịch sử trong làng Đình Thôn. Gọi là cây Bún vì khi xưa dân Đình Thôn và Phú Đô có nghề làm bún, có thể chùm hoa bún giống như bún lá, hoặc vòm cây bún giống như một thúng bún đầy nên các cụ đã đặt cho cây cái tên “Bún”.

Điều kiện nào để được công nhận Cây Di sản Việt Nam?

Theo GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, để được công nhận Cây Di sản Việt Nam các cây cổ thụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và điều kiện cần thiết. Theo đó, đối với cây mọc tự nhiên phải có tối thiểu trên 200 năm tuổi. Đối với cây thân gỗ chiều cao tối thiểu 25 m, chu vi thân đạt tối thiểu 6 m đối với cây gỗ; Đối với cây đa, si, thuộc chi Ficus phải có chiều cao tối thiểu 15 m, chu vi thân chính đạt tối thiểu 6 m hoặc chu vi thân và cả rễ phụ đạt tối thiểu 10 m. Cây có hình dáng đặc sắc: cây lâu năm cổ kính; hình dáng kỳ lạ, độc đáo và ít bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các yếu tố môi trường khác. Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.

Đối với cây trồng, cây sống trên 100 năm, cao tối thiểu 20 m, chu vi tối thiểu 3,5 m đối với cây gỗ và cao tối thiểu 10 m, chu vi thân chính đạt tối thiểu 3,5 m, hoặc chu vi thân chính và cả rễ phụ đạt tối thiểu 5 m đối với cây đa, si thuộc chi Ficus. Cây có hình dáng đặc sắc: cây lâu năm cổ kính; hình dáng kỳ lạ, độc đáo. Khỏe mạnh, ít bị tác động bởi sâu, bệnh hại, các công trình xây dựng và các yếu tố môi trường khác. Đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.

Đối với những cây khác chưa đạt được các tiêu chí trên nhưng có giá trị đặc biệt vẫn có thể xem xét công nhận Cây Di sản, bao gồm: Cây cảnh độc đáo có giá trị về thẩm mỹ hoặc văn hoá, hoặc lịch sử; Cây có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan; Cây tổ hoặc cây mẹ có giá trị cao về kinh tế, văn hoá, xã hội…cung cấp vật liệu giống (hạt, hom cành, chồi, mô,…) để nhân giống hoặc lai tạo giống cho một vùng rộng lớn, bao gồm: cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; Cây có kích thước và tuổi cao nhất so với các cây cùng loài trong vùng, có giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, được cộng đồng, cơ quan quản lý hoặc cơ quan chuyên môn đăng ký. Về điều kiện lựa chọn, Cây Di sản phải đáp ứng được các tiêu chí nêu trên và phải phải có chủ quản lý, chủ sở hữu cây hợp pháp.

Hoạt động vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng, triển khai từ năm 2010. Đến nay đã có gần 7.000 cây cổ thụ, quần thể cây cổ thụ ở khắp các vùng miền đất nước và ngoài hải đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

 

 

Nguyễn Phương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline