Hotline: 0941068156

Thứ tư, 17/04/2024 05:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ tư, 17/04/2024

Di tích tháp Chăm duy nhất ở Tây Nguyên

Chủ nhật, 06/03/2022 18:03

TMO - Tháp Chăm Yang Prong thuộc xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km về phía Tây. Đây là một trong những tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại), cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc.

Trên cơ sở các nghiên cứu về văn khắc, lịch sử, kiến trúc, các công trình nghiên cứu về bi ký, của các nhà khoa học đã nhận định chủ nhân của tháp Yang Prong là người Chăm được cho là di cư lên Tây Nguyên. Tháp được xây dựng dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III vào cuối thế kỷ XIII nhằm củng cố sức mạnh trị vì của mình, đồng thời cầu mong cho người Chăm sinh sôi, nảy nở ở vùng Cao nguyên này.

Tháp Yang Prong được xây dựng ở độ cao trên 200m, chế ngự một vùng phong cảnh thiên nhiên rộng rãi, bằng phẳng, nằm trong khu rừng thưa, với quần thể thực vật thường xanh quanh năm bên cạnh sông Ea Hleo.

Tháp Yang Prong là một ngôi tháp cổ của người Chăm 

Tháp là một khối kiến trúc xây bằng gạch nung đỏ, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Tháp cao 9m (không kể chóp), từ nền tháp xuống mặt đất là 0,08m. Trên các mặt tường ngoài của tháp người ta làm các cửa giả để trang trí. Mỗi một mặt tường là 3 cửa giả. Giữa các lớp gạch không thấy những mạch vữa liên kết, trên mái chồng chất những lớp gạch xếp nhỏ dần từ dưới lên trên. Mặt bằng của tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông. Cửa phía trong cấu tạo vòm cuốn, càng lên cao lòng tháp càng hẹp dần, phủ ngoài gạch có một lớp láng

Tháp Yang Prong mang trên mình nhiều giá trị lịch sử, khoa học - nghệ thuật và văn hoá: Yang Prong là một ngôi tháp cổ của người Chăm xưa kia, ra đời vào cuối thế kỷ XIII – có thể nói là một thời kỳ phát triển cực thịnh của người Chăm trên đất Tây Nguyên. Giá trị của tháp còn thể hiện ở chỗ, nó là dấu vết vật chất minh chứng cho lịch sử về sự có mặt của người Chăm ở Đắk Lắk trong quá khứ. 

Tháp Yang Prong mang sắc thái và văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.

Nhằm bảo tồn và khắc phục sự xuống cấp của tháp bởi tác nhân thời gian và môi trường, năm 2013 tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với tổng kinh phí trên 10 tỉ đồng. Việc trùng tu tháp được tiến hành với nhiều hạng mục như trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng ximăng với tổng diện tích 1.200m2, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp...

Nỗ lực trên của chính quyền địa phương đã góp phần giữ gìn được nét nguyên sơ, cổ kính của tháp nói riêng và khu vực di tích nói chung. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay việc “biết đến” tháp Yang Prong trong nhận thức của khách du lịch, thậm chí là người dân Đắk Lắk vẫn còn rất ít.

Mặt khác, di tích tháp Chăm Yang Prong đang từng ngày, từng giờ đối mặt với những vấn đề mang tính nguy cấp như: Tình trạng sạt lở, xuống cấp của di tích; sự xâm thực tín ngưỡng tại Yang Prong (tình trạng người dân địa phương đặt các bát nhang thờ cúng, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng trái phép tại di tích vẫn còn diễn ra).

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích của tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 30.10.2020 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó tháp Chăm Yang Prong đã được tỉnh chú trọng và quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên, cũng như phát huy được “sức sống” của tháp Chăm duy nhất tại Tây Nguyên đòi hỏi cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, đặc biệt là việc phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp gắn với sự chung tay của người dân. 

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline