Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 04:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Đẩy mạnh tái chế chất thải xây dựng

Thứ sáu, 23/12/2022 07:12

TMO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thiết lập mục tiêu phát triển bền vững dài hạn, và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thu thập, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải xây dựng, tuy nhiên, việc ứng dụng hoạt động này tại các địa phương còn hạn chế. Do vậy, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, học hỏi các mô hình tái chế chất thải xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả xử lý khối lượng lớn chất thải này trên địa bàn tỉnh.

Mỗi năm, tổng lượng đất đá bóc trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh hơn 400 triệu m3; khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh gần 49.000 tấn; tro xỉ phát sinh từ các cơ sở sản xuất nhiệt điện khoảng 20 triệu tấn... Để tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải, tỉnh đã có nhiều giải pháp, phê duyệt một số đề án liên quan.

Năm 2021, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì triển khai: Dự án điều tra, đánh giá tiềm năng sử dụng đất đá thải (ngành Than), tro xỉ thải (ngành nhiệt điện) và một số loại chất thải rắn công nghiệp thông thường (trong các khu, cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp) và đề xuất giải pháp tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Quảng Ninh... 

Phế thải xây dựng sẽ được thu gom tái chế thành các vật liệu khác và tái sử dụng làm gạch bê tông, san nền... 

Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số, việc thay đổi chất lượng cuộc sống cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ… đã làm gia tăng chất thải rắn cả về mặt khối lượng và chủng loại, khiến dư luận xã hội rất quan tâm. Năm 2007, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã chỉ rõ, để giải quyết vấn đề này, mỗi tỉnh thành cần lập quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn.

Nhằm quản lý hiệu quả và thúc đẩy tái chế chất thải xây dựng tại Việt Nam, dự án SATREPS (là dự án hợp tác giữa hai tổ chức chính phủ Nhật Bản gồm Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST)), thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam, đã hỗ trợ ban hành hướng dẫn xử lý chất thải xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cụ thể đối với vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng. Những hướng dẫn này đã được Bộ Xây dựng phê duyệt và dự kiến sẽ được ban hành chính thức vào đầu năm 2023. 

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh đã thiết lập mục tiêu phát triển bền vững dài hạn và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thu thập, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải xây dựng. Tuy nhiên, việc ứng dụng hoạt động này tại các địa phương còn hạn chế. Việc học hỏi từ mô hình dự án SATREPS và kinh nghiệm của Nhật Bản do đó rất hữu ích để Quảng Ninh có thể phát triển bền vững.

Những kết quả khảo sát quản lý chất thải xây dựng được thực hiện tại thành phố Hải Phòng; các đề xuất quản lý chất thải xây dựng bền vững, các chính sách và nghiên cứu khảo sát về tái chế chất thải rắn làm cốt liệu tái chế và vật liệu lát nền tại Việt Nam; những điển hình trong quản lý và tái chế chất thải xây dựng tại tỉnh Saitama (Nhật Bản)...đã được thông qua tại hội thảo quản lý hiệu quả và thúc đẩy tái chế chất thải xây dựng vừa qua, góp phần đề xuất mô hình chiến lược cho việc tái chế phế thải xây dựng và kế hoạch khả thi tái chế phế thải xây dựng, nhằm đáp ứng chiến lược quốc gia về quản lý phế thải xây dựng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 và hỗ trợ thực hiện cam kết của Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” (trung hòa các-bon) vào năm 2050.

 

 

Hà Phương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline