Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến thanh long

Chủ nhật, 14/04/2024 07:04

TMO - Hiện nay, cây thanh long được xem là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Thuận và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỉnh Bình Thuận xác định việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình trồng, chăm sóc, chế biến thanh long là quan trọng và cần thiết.

Với điều kiện thời tiết, đất đai thích hợp nên thanh long Bình Thuận có năng suất cao, chất lượng tốt. Thanh long Bình Thuận ngày càng được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu; đặc biệt hiện nay đã khẳng định được thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” trên thị trường tiêu thụ.

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, là một trong những vùng trồng nhiều thanh long nhất cả nước, với diện tích gần 27.800 ha, sản lượng đạt hơn 600.000 tấn mỗi năm, quá trình phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, là sản phẩm quan trọng giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, tăng nguồn thu ngân sách địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn các địa phương trồng thanh long trong tỉnh. 

Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trái thanh long khắp cả nước và thị trường quốc tế, giúp các hợp tác xã thanh long ngày càng phát triển bền vững, tỉnh Bình Thuận đã tích cực ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình trồng và chăm sóc, chế biến quả thanh long.

Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã liên tục tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo “Mở rộng ứng dụng phần mềm chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến thanh long”. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), trong 2 năm (2022 – 2023), trung tâm đã phát triển phần mềm nhật ký sản xuất và theo dõi dấu chân carbon cho sản phẩm thanh long.

Dự án đã khẳng định được tính phù hợp, đúng hướng, hiệu quả và đạt được những kết quả nhất định, hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó, 04 hợp tác xã, doanh nghiệp đã triển khai đúng theo phương án sản xuất kinh doanh. Kết quả đến nay, có khoảng 4.495 người hưởng lợi dựa vào sản xuất kinh doanh cây thanh long phát triển sản xuất theo hướng xanh hóa; 100% hộ thành viên đã sử dụng đèn Led 9W của Dự án hỗ trợ để xử lý ra hoa trái vụ và đều đạt; đồng thời tiết kiệm được hơn 55 – 78% điện năng tiêu thụ.

Bên cạnh đó hệ thống tưới nước tiết kiệm đã giảm 41,67% lượng nước sử dụng và chi phí điện năng sử dụng máy bơm tưới giảm khoảng 600.000 đồng/ha so với tưới thủ công; lợi nhuận của các thành viên sau khi áp dụng đồng bộ những nội dung hỗ trợ của Dự án tăng từ 5 đến 10 triệu đồng/ha.

Tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển, chế biến thanh long. (Ảnh minh hoạ). 

Ứng dụng nhật ký điện tử trên phần mềm “Chuỗi thanh long xanh”, chứng chỉ GlobalGAP đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp có đủ điều kiện để ký kết các hợp đồng liên kết tiêu thụ xuất khẩu hàng đi thị trường châu Âu và Úc; mặt khác thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu trong nhận thức về sản xuất thanh long.

Đặc biệt dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam” (NDC nghĩa là đóng góp do quốc gia tự quyết định) đã hỗ trợ triển khai các giải pháp số hóa, hệ thống truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ thông tin cho chuỗi cung ứng thanh long nhằm thúc đẩy chuyển đổi sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý tài nguyên và tạo ra ít phát thải.

Dự án đã giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon cho người trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Hiện nay, nhiều thị trường xuất khẩu có yêu cầu và sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm tuân thủ các chuẩn mực "xanh", tiêu chuẩn "xanh" trong quá trình sản xuất. Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất.

Trong hệ thống này, các thiết bị thông minh lắp đặt tại vườn trồng sẽ tự động đo lường phát thải khí carbon và cập nhật lên không gian mạng, cho phép theo dõi và thống kê dấu chân carbon theo thời gian thực. Đặc biệt, công nghệ này còn phân tích để đưa ra các giải pháp giảm phát thải carbon trong sản xuất. Cụ thể, nếu vườn trồng chuyển đổi sử dụng điện chiếu sáng từ bóng compact sang đèn led sẽ giúp giảm tới 68% lượng phát thải từ sử dụng điện năng. Chỉ trong một năm, hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đã mở rộng từ 50 lên 269ha trang trại được chứng nhận Global G.A.P. Đến nay, hơn 23.300 tấn thanh long tươi đã đến tay người tiêu dùng quốc tế và trong nước với mã QR chứng nhận chất lượng và mức độ phát thải carbon…

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, để phát triển thanh long bền vững, tỉnh Bình Thuận đạt ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích cây thanh long toàn tỉnh ổn định khoảng 25.000 ha, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 550.000 tấn/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt khoảng 70%. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) đạt khoảng 70-75% so với tổng diện tích….

Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến thanh long, thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Thuận là một tất yếu, góp phần vào thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia và các cam kết quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

 

Lê Dương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline