Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Đẩy mạnh chế biến nông sản gắn với phát triển thị trường tiêu thụ

Thứ năm, 05/01/2023 11:01

TMO - Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển chế biến nông sản gắn với thúc đẩy phát triển thị trường để tạo liên kết chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh; nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bền vững.

Quảng Ninh là địa phương có vùng sản xuất nông sản khá dồi dào, với 14 vùng trồng cây ăn quả cho sản lượng khoảng 4.500 tấn/năm. Tỉnh cũng đã quy hoạch 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Với nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất... 

Để phát triển thị trường chế biến nông sản, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030 công nghiệp chế biến nông sản có đủ năng lực chế biến đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; đạt trình độ công nghệ từ trung bình tiên tiến trở lên, công nghệ thân thiện với môi trường, hiện đại hóa trang thiết bị bảo quản, chế biến nông sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, hạ giá thành; sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu.

Chế biến trà hoa vàng cung ứng cho thị trường tại huyện Ba Chẽ 

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ gia tăng giá trị lĩnh vực chế biến nông sản bình quân đạt 6-7%/năm; tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đạt trên 15%; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,3-0,5%/năm; tăng từ 20-30% cơ sở chế biến nông sản đảm bảo đúng quy định về an toàn thực phẩm, có áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO... đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với đó, các địa phương hình thành được cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đến năm 2030, tốc độ gia tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến đạt 7-8%/năm; tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đặt trên 30%; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm; 100% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt trình độ, năng lực công nghệ trung bình khá trở lên; hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu/cơ sở chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu...

Nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, thời gian tới UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương đẩy mạnh chế biến sản phẩm chủ lực, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trong đó tập trung theo 03 nhóm sản phẩm: sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm những mặt hàng nông sản còn nhiều dư địa về thị trường mà Quảng Ninh có lợi thế về sản xuất và tỷ lệ đưa vào chế biến còn thấp, để tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu nông sản, phục vụ thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Phát triển các sản phẩm chế biến đặc sản địa phương, vùng miền, sản phẩm OCOP tạo thương hiệu riêng, nhằm ổn định, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến; Phát triển cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm tươi, sống.

Nông sản của địa phương được đẩy mạnh chế biến gắn với nhu cầu của thị trường, qua đó tạo điều kiện lưu thông hàng hóa thuận lợi. Ảnh: BQN 

Phát triển thị trường trong nước thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng nông sản tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước: Hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tổ chức đoàn tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành nông nghiệp tại các tỉnh có tiềm năng lớn như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ... Tổ chức các hoạt động kết nối xuất khẩu, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, quảng bá,... tại các địa phương biên giới, trong tỉnh nhằm duy trì, mở rộng xuất khẩu tại thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc và thị trường Đông Bắc Á. 

Đồng thời, xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu, hệ thống đầu mối cung cấp thông tin về thị trường nông sản tại địa phương. Thường xuyên cung cấp thông tin các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, để các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tham gia khai thác, mở rộng thị trường tiềm năng mà sản phẩm nông sản Quảng Ninh có lợi thế.

Với các nhiệm vụ trên, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai các giải pháp về khoa học công nghệ. Trong đó, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chế biến, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới giá trị gia tăng từ nguyên liệu phụ liệu nông sản, công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nông sản; cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống. Xây dựng các mô hình xử lý và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thủy sản của các địa phương. Xây dựng, áp dụng và duy trì các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản.

Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản chế biến, với yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, kiểm tra, quản lý chặt các cơ sở, sản xuất kinh doanh và sử dụng thức ăn, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản,...

Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên các mặt hàng chế biến có khối lượng lớn nhằm phục vụ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tiếp tục duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuỗi an toàn dịch bệnh sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. 

Ngoài ra, các đơn vị cần đẩy mạnh thiết lập trung tâm logistics phục vụ cho sản phẩm nông sản tại địa phương có các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đầu mối giao thông vận tải phát triển để kết nối với các trung tâm sản xuất sản phẩm nông sản nhằm quản lý thống nhất chất lượng sản phẩm và giảm chi phí lưu thông hàng hóa. Đầu tư phát triển chuỗi cung ứng lạnh và các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu sản phẩm; ưu tiên đầu tư xây dựng kho lạnh, bảo quản tươi quy mô lớn tại các vùng sản xuất tập trung, cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, nơi tập trung giao thương lớn chợ đầu mối, cảng biển, cảng cá gắn với vùng nguyên liệu để thuận lợi, lưu thông, tiêu thụ. 

 

 

Thu Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline