Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 22:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Đẩy mạnh bảo tồn động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Cát Bà

Thứ tư, 18/12/2024 06:12

TMO - Cùng với việc thí điểm tái thả động vật hoang dã về với tự nhiên tại Vườn quốc gia Cát Bà (TP.Hải Phòng) không chỉ bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng mà còn góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ sự phong phú trong hệ sinh thái động vật của Vườn quốc gia Cát Bà nói riêng và trên cả nước nói chung.

Tái thả các loài động vật hoang dã sau cứu hộ là hoạt động khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, đưa các loài bản địa trở lại sinh cảnh sống và bảo vệ chu trình sinh thái học. Để tăng hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã, việc khôi phục hệ sinh thái tự nhiên sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động của con người là rất quan trọng.

Quá trình này bao gồm việc phục hồi các chu trình tự nhiên và chuỗi thức ăn toàn bộ ở tất cả các bậc dinh dưỡng. Qua đó, tạo ra một hệ sinh thái tự duy trì và bền vững cao, tạo sinh cảnh cho nhiều loài động vật khác nhau cùng tồn tại. Với những lợi ích này, mới đây, Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà (TP. Hải Phòng) đã tiến hành thí điểm tái thả loài tắc kè, góp phần gia tăng số lượng bầy đàn.

Lãnh đạo VQG Cát Bà, thông tin, Khu dự trữ sinh quyển trực thuộc VQG Cát Bà được UNESCO công nhận năm 2004 với diện tích hơn 26.000 ha trên địa bàn các xã: Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám và thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải. Khu dự trữ sinh quyển được các nhà khoa học đánh giá là nơi hội tụ những giá trị của đa dạng hệ sinh thái và loài có tầm quan trọng trong nước và quốc tế.

Vì thế, việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên quần đảo Cát Bà luôn được các cấp, các ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Theo các nghiên cứu, Khu dự trữ sinh quyển có môi trường sống lý tưởng cho trên 4.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu. Cát Bà hiện nay có vị thế quan trọng trên bản đồ bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững của thế giới – nơi ghi nhận nhiều giá trị và danh hiệu quốc gia và quốc tế.

Cụ thể, VQG Cát Bà phong phú các loài động thực vật từ trên cạn tới dưới biển. Riêng trên cạn theo thống kê có tới 2.449 loài, trong đó có 72 loài thú, 214 loài chim, 72 loài bò sát, 33 loài ếch nhái, động vật thân mềm khoảng 150 loài.

Đối với thực vật, VQG Cát Bà ghi nhận khoảng 1.589 loài thực vật bậc cao, 37 loài thực vật ngập mặn. VQG Cát Bà còn phong phú với hàng trăm loài côn trùng khác nhau.  Đối với hệ sinh cảnh dưới nước, tại đây có nhiều loài cua, cá nước ngọt. Dưới biển, VQG Cát Bà ghi nhận khoảng 2.137 loài như rong rêu, động thực vật phù du. Khu vực Cát Bà có khoảng 247 loài san hô khác nhau, 361 loài cá biển, rùa biển, cá heo, rắn biển.

Hệ động, thực vật tại đây mang nhiều nét đặc trưng của hệ động, thực vật núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam và giàu yếu tố đặc hữu. Khu dự trữ sinh quyển là nơi duy nhất trên thế giới có loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) - loài đặc hữu hẹp.

Vọoc Cát Bà là loài động vật quý hiếm thuộc Danh lục đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. (Ảnh minh hoạ). 

Đây cũng là nơi được các nhà khoa học phát hiện một số loài mới để bổ sung nguồn gen cho khoa học, trong đó có loài thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis), thu hải đường Cát Bà (Begonia catbensis). Trong suốt 20 năm kể từ khi được thành lập, Khu dự trữ sinh quyển nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ để bảo tồn các giống, loài cũng như tạo công ăn, việc làm và sinh kế cho người dân.

 Đặc biệt, Dự án bảo tồn voọc Cát Bà giúp số lượng loài đặc hữu này dần thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, số cá thể hiện tăng lên gần 100 con. Bên cạnh đó, thời gian qua, các cán bộ trực thuộc VQG Cát Bà đã nhân giống thành công nhiều loài động, thực vật và thí điểm tái thả hoặc trồng bổ sung nhằm tăng số lượng quần thể, bầy đàn.

Trong số các loài động, thực vật này, có giống cây kim giao và loài tắc kè. Hiện Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến lý tưởng đối với du khách, nhất là những người ưa trải nghiệm, khám phá.

Trong số các tour du lịch được đông đảo khách du lịch lựa chọn, có thể kể đến các tour: Khám phá động Trung Trang, động Thiên Long, hang Quân Y; Khám phá hệ động thực vật rừng nguyên sinh; Các tuyến trekking Ao Ếch - Việt Hải, rừng Kim Giao - đỉnh Ngự Lâm, Mây Bầu - hang Quân Y; Du lịch cộng đồng khám phá cuộc sống của người dân địa phương và ngư dân trên biển tại làng chài Cái Bèo. VQG Cát Bà luôn quan tâm bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn. Trong đó, công tác bảo tồn luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt sau khi Quần đảo Cát Bà cùng với Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, VQG Cát Bà là một ví dụ điển hình cho các hệ sinh thái biển – đảo nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, tạo ra một môi trường sống vô cùng đa dạng và phong phú. Trong những năm qua, VQG Cát Bà đã thực hiện thành công nhiều đề tài và dự án liên quan đến quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, có 14 dự án được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ, nhằm cải thiện khả năng quản lý và lãnh đạo, hướng tới sự phát triển bền vững của tài nguyên thiên nhiên trên huyện đảo.

Ngoài việc sở hữu một hệ sinh thái đa dạng và thu hút đông đảo du khách, VQG Cát Bà cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Ban quản lý Vườn đã phối hợp với UBND huyện Cát Hải và các cơ quan ban ngành để tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và biển, phòng cháy rừng và quản lý hoạt động du lịch.

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, VQG  Cát Bà đang phát triển phong phú các loài động thực vật từ trên cạn tới dưới biển. Đặc biệt, việc bảo tồn thành công voọc Cát Bà là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới trong Danh lục đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế từ năm 2000, với số lượng cá thể Vọoc Cát Bà quý hiếm tăng lên gần 100 con cho thấy, đây là minh chứng của việc làm tốt công tác bảo vệ bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm tại VQG Cát Bà.

 

Huyền Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline