Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 22:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 17/08/2023 14:08

TMO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh; đồng thời, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Nhưng đây cũng là địa bàn có địa hình tự nhiên phức tạp, độ dốc cao, chia cắt. Vì thế, quỹ đất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu là đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp và đất ở rất hạn chế.

Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, có đồng bào các dân tộc thiểu số  chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh, tỉnh Lào Cai đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có thêm điều kiện ổn định cuộc sống.

 Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2022-2025 Lào Cai có 1.674 hộ cần bố trí, sắp xếp đất ở, đất sản xuất. Trong đó có 633 hộ cần bố trí ngay với tổng kinh phí đầu tư là trên 266,2 tỷ đồng. Năm 2022, tỉnh Lào Cai thực hiện kế hoạch sắp xếp đất ở cho 90 hộ dân cư với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng, gồm sắp xếp dân cư thiên tai 51 hộ và sắp xếp dân cư biên giới 39 hộ. Quá trình thực thi các chính sách liên quan đến hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của tỉnh có hơn 70% đồng bào DTTS này còn rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn tới thiếu quỹ đất để thực hiện là do địa hình bị chia cắt, phức tạp bởi nhiều núi cao độ dốc lớn, với trên 90% tổng diện tích tự nhiên là núi đá, sông suối.

Về giải pháp tạo quỹ đất cho đồng bào các DTTS trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung thực hiện khai hoang, phục hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tập trung, đất công ích của địa phương để giao cho đồng bào. Vận động người dân tự chuyển nhượng từ người có diện tích nhiều sang người ít hơn theo thỏa thuận. Đất thu hồi của các doanh nghiệp và của tổ chức, cá nhân khác đang quản lý sử dụng không có hiệu quả, không đúng mục đích.

Đối với những nơi không có quỹ đất để giao cho các hộ thì được hỗ trợ chuyển đổi theo các hình thức như: chuyển đổi theo nhu cầu đào tạo nghề; mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ nông nghiệp hoặc cần vốn để làm nghề khác tăng thu nhập; hỗ trợ xuất khẩu lao động; giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng. Với những giải pháp đó, phần nào sẽ giải quyết được “bài toán khó” về thiếu đất sản xuất vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay.

Các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm bố trí, đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương này đã triển khai đạt kết quả nhiều chính sách hỗ trợ người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà. Điển hình giai đoạn 2017- 2020, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân gần 60 tỷ đồng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vốn sản xuất cho trên 4.200 hộ dân.

Quảng Ninh đặt mục tiêu trong năm 2023 sẽ triển khai chính sách hỗ trợ cho hơn 270 hộ gia đình có nhà tạm, dột nát với kinh phí hỗ trợ trên 19 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Để giúp các địa phương khắc phục khó khăn về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai và đạt kết quả khả quan về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.... 

Tại tỉnh Gia Lai, để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào, tỉnh đã thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Mặc dù, đến nay, tỉnh Gia Lai đã xây được 89 ngôi nhà và hỗ trợ đất sản xuất 6 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Gia Lai đặt mục tiêu năm 2023 sẽ giải quyết khoảng 50% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Gia Lai cho biết trong quá trình triển khai thực tế, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn do nhiều hộ thuộc diện thụ hưởng có đất ở nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó phân bổ nguồn vốn thực hiện. Đối với việc hỗ trợ đất sản xuất, nhiều địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo nên không thực hiện giải ngân được vốn đã giao.

Với hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS đã được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2016 đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ, đất sản xuất cho trên 107.800 hộ gia đình người DTTS. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ, tái định cư đối với các hộ dân ở địa bàn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đã giúp người dân phát triển sản xuất tại chỗ, bảo đảm thu nhập và ổn định cuộc sống. Theo đó, các địa phương đã di dân, bố trí dân cư vùng thiên tai khoảng 9.000 hộ; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn 2.600 hộ; bố trí, sắp xếp dân cư biên giới 1.500 hộ; bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do, quy hoạch dân ra khỏi rừng 2.500 hộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tập trung giải quyết. Trong đó, việc tháo gỡ vướng mắc về giải quyết đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS đang và sẽ đối diện với những thách thức, như việc gia tăng dân số ở các vùng đồng bào DTTS và miền núi tạo nên áp lực đối với đất đai trong canh tác truyền thống; sự phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp hàng hóa, kéo theo sự bùng nổ của các dự án khai khoáng, năng lượng, phát triển giao thông, đô thị, tập trung đất đai trồng cây nguyên liệu, cây nông nghiệp hàng hóa,... cũng tạo nên sức ép vào quỹ đất. Tình trạng thiếu đất sản xuất, rừng đang bị lấn chiếm, tranh chấp diễn ra ở nhiều địa phương; đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn... 

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang tiếp tục hoàn thiện những quy định liên quan đến đất đai cho vùng DTTS, tạo tiền đề để bảm bảo an ninh trật tự và giảm nghèo phải bền vững.  

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, các chính sách này đã và đang được tiếp tục hoàn thiện nhằm tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai trước đây. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, khi thiết kế chính sách đất đai cho đồng bào DTTS trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Bộ TN&MT đã xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Chính phủ đã ban hành. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ và trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Bộ TN&MT và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hoàn thiện chính sách đất đai cho đồng bào DTTS trong Dự thảo Luật để tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc trên thực tiễn.

Theo đó, Dự thảo đã bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm khi giao dịch đất cho đồng bào dân tộc, quy định về thu hồi đất để tạo quỹ đất để giao, cho thuê cho đồng bào DTTS; quy định về cơ chế tài chính để thực hiện… Dự thảo Luật đã chỉnh sửa quy định tại Điều 17 về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS.

Trong đó, quy định rõ về chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đối với chính sách giao đất ở, đất sản xuất, Dự thảo Luật quy định rõ giao đất, cho thuê đất lần đầu và tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho đồng bào DTTS không còn đất hoặc thiếu đất nông nghiệp so với hạn mức sau khi đã được giao đất, cho thuê đất lần đầu.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng chỉnh sửa quy định tại Điều 49 về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện. Theo đó, đồng bào DTTS được giao đất, cho thuê đất lần 2 được tặng cho người thuộc hàng thừa kế và để thừa kế; trường hợp chuyển khỏi địa bàn đang sinh sống thì được thu hồi đất và bồi thường tài sản gắn liền với đất. Diện tích đất đã thu hồi được dùng để tiếp tục giao đất cho cá nhân khác là đồng bào DTTS.

Để đảm bảo quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào DTTS, Dự thảo cũng bổ sung quy định về thu hồi đất để thực hiện dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Theo đó, đất để thực hiện chính sách theo quy định tại Điều 17 được bố trí từ quỹ đất do Nhà nước quản lý mà chưa sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 112 mới (trong đó đã bao gồm cả đất do sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường) và đất thu hồi từ dự án quy định tại điểm m khoản 3 Điều 79. 

Nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách được ban hành phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đồng bào, khi ấy chính sách ấy mới thực sự đi vào cuộc sống. Việc quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này sẽ giải quyết được bài toán thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số khi Luật có hiệu lực thi hành. Đây sẽ là tiền đề để bảm bảo an ninh trật tự và giảm nghèo phải bền vững. 

 

 

Trần Ngọc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline