Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 18:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản

Thứ tư, 12/04/2023 13:04

TMO - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, sinh thái, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được các cấp chính quyền của tỉnh Hòa Bình đặc biệt quan tâm chỉ đạo.

Phát huy lợi thế, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực trong các lĩnh vực. Đối với trồng trọt gồm cây ăn quả có múi, mía, rau an toàn. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình... Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng nhanh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Năm 2022, giá trị thu được trên 1ha canh tác ước đạt 155 triệu đồng. Đa số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước; nhiều nông sản được xuất khẩu.

Phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tại các huyện: Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy. Hiện, tổng diện tích cây ăn quả có múi trên 9.600 ha, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh trên 7.400 ha. Khoảng 20% diện tích cây có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng niên vụ năm 2021 - 2022 ước đạt 166,7 nghìn tấn. Từ việc triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, chứng nhận chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại nên năng suất, chất lượng quả có múi luôn khẳng định được uy tín trên thị trường với các thương hiệu cam Cao Phong, cam Lạc Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Mường Động...

Ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng phát triển các loài vật nuôi ổn định; chất lượng, giá trị đàn vật nuôi tăng. Hiện, tổng đàn trâu có 114.550 con, bò 87.525 con, lợn 465.402 con, dê 51,7 nghìn con, đàn gia cầm 8.462 nghìn con. Chăn nuôi nông hộ giảm, chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phát triển các trang trại theo chuỗi khép kín, chăn nuôi sinh học.  Với lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, tỉnh đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản; phát triển được 4,85 nghìn lồng cá. Sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 12.00 tấn, trong đó sản lượng khai thác 2.000 tấn, nuôi trồng 10.000 tấn. 

Tỉnh Hòa Bình chú trọng việc nâng cao chất lượng vùng trồng cây ăn quả, sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. 

Trong năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 111 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, triển khai hỗ trợ cho 28 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ, gồm 22 cơ sở trồng trọt, với diện tích 488,6 ha (06 cơ sở chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP), 6 cơ sở chăn nuôi. Lũy kế đến nay đã hỗ trợ chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ cho147 cơ sở (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Nhóm, hộ sản xuất) trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cấp 12 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các tổ chức, cá nhân, đến nay đã có 87 cơ sở được xác nhận.

Tổ chức lấy 281 mẫu nông thủy sản các loại để phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm kết quả có 97,51% các mẫu an toàn đối với các chỉ tiêu phân tích, đối với mẫu vi phạm đã tiến hành điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc theo quy định. Bên cạnh đó đã lấy 1.015 mẫu nông sản thực phẩm để Test thử nhanh nhằm sàng lọc, định hướng cho việc lấy mẫu định lượng phục vụ công tác thanh kiểm tra.

Theo Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022 của Bộ NN&PTNT, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, địa phương này xếp vị trí 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). 

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông sản lâm sản và thủy sản tỉnh Hòa Bình, nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, vận động toàn dân tự giác, có trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, ngăn chặn được tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, Chi cục đã ban hành Chương trình hành động số 489/CTHĐ-QLCL về thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; trên 70% số cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản được lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát tại vùng sản xuất trong tỉnh vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.

Trên 50% sản phẩm nông sản chủ lực, có tiềm năng, lợi thế được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối của thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành có sức tiêu thụ lớn. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực, có tiềm năng, lợi thế của tỉnh đạt 60% là sản phẩm chế biến.... Tầm nhìn đến năm 2045, sẽ đảm bảo công tác an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh Hòa Bình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Các ngành chức năng tỉnh triển khai các chương trình giám sát đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến tới người sản xuất, người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh thực phẩm về quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức toàn dân trong đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng đó, triển khai các chương trình giám sát đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản có nguy cơ cao như rau, quả, chè, thịt lợn, thịt gà và thủy sản. Bên cạnh đó, lấy mẫu tại các vùng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; các xe vận chuyển, cung cấp nông sản; các sản phẩm chế biến và bao gói sẵn để kiểm định chất lượng đối với các chỉ tiêu đã công bố...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 3 tháng đầu năm, ngành NN&PTNT đã duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tiếp cận chủ động trong xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam.

Lũy kế 3 tháng, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát đạt yêu cầu an toàn thực phẩm đạt 97,5% (tăng 1,2%). Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,6% (tăng 4,9%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 89% (tăng 14%).

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững. Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng an toàn thực phẩm.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng ngành hàng, chuỗi giá trị nông lâm thủy sản tại địa phương (từ vùng nguyên liệu, nhà máy, chợ, trung tâm thương mại, xuất khẩu). Ngoài ra, chủ động kịp thời xử lý sự cố an toàn thực phẩm, đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường quốc tế.

 

 

Nguyễn Minh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline