Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Đắk Lắk triển khai các giải pháp phát triển cà phê theo hướng bền vững

Chủ nhật, 31/03/2024 06:03

TMO - Đắk Lắk hướng vào phát triển cà phê chất lượng cao, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư vào chế biến sâu. 

Thực hiện Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND (Nghị quyết số 24) ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về phát triển cà phê bền vững của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng kinh phí thực hiện là 2.939 tỷ đồng; đồng thời ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án. 

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 24, nhiều nội dung đã đạt mục tiêu đề ra như: Sản lượng cà phê toàn tỉnh bình quân đạt 513.243 tấn/năm; năng suất bình quân năm 2023 đạt 26,72 tạ/ha, tăng 14% so với mục tiêu; diện tích cà phê thực hiện tái canh đến năm 2020 là 35.408 ha, đạt 109,5%.Từ năm 2021 - 2023, tổng diện tích cà phê thực hiện tái canh tại tỉnh đạt 10.755 ha, tăng hơn 2.000 ha/năm so với mục tiêu đề ra.

Đắk Lắk hướng vào phát triển cà phê chất lượng cao, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc. 

Diện tích cà phê có chứng nhận đạt trên 30.317 ha, sản lượng đạt hơn 100.065 tấn; 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, cà phê đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giai đoạn 2018 - 2023, sản lượng cà phê chế biến sâu tại tỉnh đạt 249.900 tấn, bình quân hằng năm đạt khoảng 41.650 tấn. Kim ngạch xuất khẩu cà phê tương đối ổn định, số lượng cà phê xuất khẩu năm 2023 là 304.064 tấn, kim ngạch đạt 760.396 triệu USD. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, việc thực hiện Nghị quyết 24 vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt. Trong đó, việc giảm diện tích cà phê, duy trì ổn định 180.000 ha không thể thực hiện do nhiều yếu tố như: thị trường, công tác quản lý, quy hoạch, công tác tuyên truyền; các công trình thủy lợi hiện nay chỉ đáp ứng nhu cầu tưới của khoảng 30% diện tích cà phê…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, địa phương vẫn chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản (trong đó có cây cà phê) quy mô lớn, tập trung. Nhiều nơi sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều, chưa chú trọng việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. 

Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có các nhà máy chế biến bảo quản hàng nông sản có quy mô, công nghệ hiện đại, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu và giá trị gia tăng còn thấp. Tỉnh Đắk Lắk được xem là “thủ phủ cà phê” của Việt Nam với diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước, chiếm khoảng 30% diện tích cà phê cả nước, khoảng 33,19% diện tích cà phê vùng Tây Nguyên.

Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đa số người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh. Do đó, phát triển cà phê bền vững có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội Đắk Lắk. Thời gian tới, các cơ quan liên quan cần rà soát lại để thấy rõ hơn kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 24. 

Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đa số người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 

Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất cà phê trên địa bàn, lãnh đạo HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu triển khai hiệu quả Kế hoạch tái canh cây cà phê giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 24, xem xét và đề xuất chính sách phù hợp với tình hình thực; thống kê lại diện tích, sản lượng cà phê hiện nay để có số liệu chính xác; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp cà phê trong triển khai các chính sách về nông nghiệp và quản lý đất đai. 

UBND tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong phát triển cà phê bền vững, có chứng nhận; tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có giải pháp để nguồn vốn tín dụng vay tái canh đến được với người trồng cà phê; tăng cường công tác quản lý giống và xây dựng vùng trồng để tạo nguồn nguyên liệu ổn định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sản xuất cà phê bền vững… 

 

 

Thu Phương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline