Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Cơ giới hóa đồng bộ trong phát triển các ngành hàng nông sản

Thứ bảy, 08/10/2022 04:10

TMO - Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua ghi nhận đóng góp rất lớn của quá trình cơ giới hóa sản xuất. Việc gia tăng trang thiết bị, máy móc đã góp phần khắc phục được hạn chế thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại thành phố Cần Thơ, tùy từng vùng, từng vụ, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa sẽ khác nhau. Các khâu chủ yếu trong sản xuất lúa (làm đất, bơm tưới) đã được cơ giới hóa hoàn thông qua các tổ, nhóm dịch vụ cộng đồng. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, bơm tưới đáp ứng 100% nhu cầu. Một số nơi nông dân ứng dụng công nghệ laser san phẳng mặt ruộng. Tỷ lệ diện tích áp dụng cơ giới hóa khâu gieo sạ đạt trên 95%.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có 24 tổ kỹ thuật ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt, hoạt động chủ yếu của các tổ kỹ thuật là dịch vụ bơm tưới, làm đất và thu hoạch bằng cơ giới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn thành phố cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Hầu hết các vùng sản xuất lúa tập trung đều hình thành các tổ, nhóm dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân như bơm nước, làm đất, gieo sạ, thu hoạch, phơi sấy,...Những tiến bộ về cơ giới hóa trong sản xuất sớm được ứng dụng vào thực tiễn và nhân rộng ở địa phương. 

Tại tỉnh Sóc Trăng việc ứng dụng cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản được áp dụng từ khâu cải tạo ao ban đầu đến khâu thu hoạch tôm nuôi. Trong khâu thiết kế ao nuôi tôm, người nuôi sử dụng xe cuốc, xe ủi để đào ao mới, đối với ao cải tạo sử dụng máy cào bùn, máy bơm nước để loại bỏ bùn đáy ao, chất hữu cơ dư thừa từ vụ nuôi trước để nuôi vụ mới. Trong khâu chăm sóc cho ăn, sử dụng thiết bị cho ăn, sàn tự động nhằm rải đều thức ăn và giảm công lao động, giảm thất thoát thức ăn và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi.

Không chỉ trong nuôi trồng, lĩnh vực khai thác thủy sản cũng được ứng dụng cơ giới hóa mạnh mẽ. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong khai thác hải sản ở Sóc Trăng luôn được quan tâm cùng với sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp và bà con ngư dân.

Cụ thể ngư dân đã sử dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác như máy tời thu, thả lưới, hệ thống cẩu trên tàu cá đã được lắp đặt cho toàn bộ tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên khai thác ở vùng biển xa bờ, qua đó đã hỗ trợ ngư dân thu, thả lưới đảm bảo an toàn nhất là an toàn lao động cho ngư dân khi tham gia trên biển. 

Cơ giới hóa đồng bộ góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định, cơ giới hóa trong sản xuất đã đóng góp rất lớn trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, mức độ cơ giới hoá tại một số khâu, trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có tỉ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt từ 70% đến 100% (làm đất, tưới, bảo vệ thực vật), chăn nuôi đạt từ 55% đến 90% (cung cấp thức ăn, nước cho vật nuôi trong chuồng).

Cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ; thúc đẩy liên kết sản xuất doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân và hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn như: dịch vụ làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sấy khô, cho thuê kho bảo quản.

Cả nước đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Một số ngành hàng có công nghệ, thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới như: Công nghệ chế biến hạt điều, chế biến lúa gạo, tôm, cá tra.

Tuy nhiên, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đang bộc lộ một số hạn chế: Trang bị máy động lực tính trung bình trên đơn vị diện tích tăng nhưng so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn chưa đáp ứng kịp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ; trang bị máy móc không đồng bộ; công suất máy móc thiết bị sản xuất nhỏ dưới 20 CV chiểm trên 48% tổng công suất máy động lực; tỉ lệ cơ giới hóa giữa các khâu cũng không đồng đều. 

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 (Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022). Chiến lược này tạo động lực rất lớn để thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp.

Trong đó, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ thông minh trong các khâu sản xuất nông nghiệp.

Chú trọng đồng bộ giữa việc trang bị các loại máy, thiết bị, công nghệ trong các khâu sản xuất nông nghiệp với hạ tầng kỹ thuật sản xuất và nguồn nhân lực được đào tạo, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; đồng bộ trong toàn bộ chuỗi liên kết từ sản xuất, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. 

 

 

Bích Hồng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline