Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 20:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Chuyển đổi xanh ngành gỗ - Còn nhiều khó khăn

Thứ sáu, 01/11/2024 23:11

TMO - Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các nước có thế mạnh về gỗ. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Theo Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng trên 12 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Chuyển đổi xanh  - Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

Hiện nay, nhiều thị trường lớn như Mỹ , Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường thực thi các quy định nhập khẩu cũng như những hàng rào kỹ thuật với những mặt hàng từ các nước xuất khẩu, trong đó có yêu cầu về giảm phát thải, bảo vệ môi trong trong sản xuất. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động chuyển đổi xanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cụ thể, tại châu Âu, từ tháng 12/2024, quy định chống phá rừng của EU (EUDR) bắt đầu có hiệu lực. EUDR là quy định thuộc thỏa thuận xanh của EU, cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng gồm cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu nếu quá trình sản xuất gây mất rừng.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các quốc gia EU đã có yêu cầu về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, theo đó hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU sẽ phải chịu thêm chi phí và doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình sản xuất ít phát thải hơn để có tín chỉ carbon.

Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp bảo đảm sản xuất xanh, thương mại xanh, tăng trường xanh và tăng cường chuyển đổi số. Phát triển bền vững sẽ là vấn đề trọng tâm để cải thiện đơn hàng và tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Ngành gỗ Việt Nam với thế mạnh về tài nguyên rừng để phát triển lâm nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên thị trường quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất hơn.

Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đặc biệt như Mỹ và EU ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính…

Do đó, để đáp ứng những yêu cầu khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầu tư, chuyển dịch xanh hóa trong sản xuất, khai thác. Trong khí đó, năng lực nội tại của các doanh nghiệp cũng còn hạn chế khi phần lớn doanh nghiệp chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng nhiều năm liên tục nhưng dựa vào lao động và nguyên liệu giá rẻ, công nghệ sản xuất chưa được đầu tư hiện đại.

Trên thực tế, dù doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã và đang có nhiều dịch chuyển sang sản xuất xanh, song tại các thị trường chính, nhiều quy định liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu ngày càng gần thời điểm các chính sách mới có hiệu lực. Việc thực thi các chính sách mới này sẽ tạo ra những khó khăn mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Hoàng Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline