Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/12/2024 15:12

Tin nóng

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Chủ nhật, 22/12/2024

Chuyển đổi số góp phần ứng phó hạn, mặn hiệu quả

Chủ nhật, 15/12/2024 06:12

TMO - Dự báo xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025 tại tỉnh Sóc Trăng sẽ diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn, mặn gây ra, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) đã áp dụng chuyển đổi số nhằm kịp thời cung cấp thông tin tới người dân, từ đó giúp người dân chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó hạn, mặn hiệu quả.

Nhận định xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo tại tỉnh Sóc Trăng, các sông nội đồng ít có khả năng bị nhiễm mặn trên 4g/l do tỉnh có hệ thống công trình ngăn mặn giữ ngọt kiểm soát. Độ mặn cao thường xuất hiện trên các sông bao ngoài như sông Mỹ Thanh, sông Hậu đến vị trí các cống ngăn mặn. Các khu vực ảnh hưởng chính gồm huyện Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, TX Vĩnh Châu.

Tuy nhiên đánh giá về tổng thể nguồn nước đến trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2024-2025, nguy cơ thiếu nước cục bộ vẫn có thể xảy ra tại một số địa phương, đặc biệt là một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiếu nước, hạn, mặn gây ra cho người dân, đặc biệt là ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt trong mọi tình huống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Cửu Long chủ động lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo nhu cầu sử dụng nước bình thường của từng ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, để chủ động ứng phó với hạn, mặn, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai đồng bộ các kế hoạch, đáng chú ý, người dân đã ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình cung cấp thông tin hạn, mặn cho bà con trong khu vực.

Đơn cử như tại huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), nhiều năm qua, địa phương đã sử dụng nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook để thông tin về hạn, mặn. Thông tin từ người dân tại xã An Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết,  từ khi tham gia vào nhóm Zalo thông tin hạn, mặn của xã người dân không còn phải tự đo độ mặn ngoài sông mà chỉ tập trung vào chăm sóc vườn cây ăn trái. Trước kia khi vào mùa khô hạn, xâm nhập mặn, mỗi ngày người dân phải đo độ mặn 2 lần.

Còn hiện tại cũng như trong 3 năm qua, khi tham gia vào nhóm Zalo, mọi thông tin về hạn, mặn được chính quyền địa phương cập nhật liên tục nên các gia đình chủ động gia cố đê bao, trữ ngọt. Nhờ vậy diện tích cây trồng luôn phát triển tươi tốt, không bị mặn xâm nhập. Theo Phòng NN&PTNT huyện Kế Sách, hiện nay tất cả 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có nhóm Zalo thông báo mặn.

Tùy theo vị trí địa lý, từng địa phương sẽ thành lập các tổ đo mặn thích hợp, số lượng thành viên từ vài trăm đến 1.000 người. Cán bộ phụ trách sẽ đo ở các vị trí xung yếu 2 lần/ngày. Kết quả được cập nhật trên các nhóm Zalo của huyện và các xã, thị trấn. Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Kế Sách thông tin, ưu điểm của mạng xã hội là cùng lúc gửi thông tin tới nhiều thành viên mà không tốn chi phí.

Người dân huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) được thông báo thông tin hạn, mặn qua mạng xã hội để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất. (Ảnh minh hoạ). 

Thông báo, dự báo, khuyến cáo, hướng dẫn biện pháp ứng phó hạn mặn hiển thị đầy đủ cùng với văn bản đính kèm và hình ảnh hiện trường. Tiện lợi hơn, trên các nhóm này nông dân có thể tương tác trực tiếp, trao đổi thảo luận các thông tin liên quan đến ứng phó hạn, mặn từ đó giúp cho nông dân kịp thời ứng dụng hiệu quả các biện pháp phòng chống hạn, mặn. Hiện nay, tại các vị trí quan trọng, đầu nguồn nước trên địa bàn huyện Kế Sách còn bố trí các hệ thống quan trắc.

Các trạm này sẽ quan trắc nước mặt tự động các thông số như mực nước, độ mặn và độ pH. Dữ liệu được chuyển tải trực tiếp từ đầu đo đến người dùng theo thời gian thực. Thông qua phần mềm cán bộ quản lý có thể nắm bắt chính xác tình hình nguồn nước tại bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào.

Cách làm này giúp giảm áp lực cho cán bộ đo mặn rất nhiều. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện còn hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng quan trắc nguồn nước tự động theo thời gian (Mekong, Nguồn nước Cửu Long, Thủy lợi ĐBSCL). Thông tin về chất lượng nước được cung cấp kịp thời đã giúp nông dân chủ động ứng phó hiệu quả với tình trạng xâm nhập mặn. Hướng dẫn người dân sử dụng các phần mềm về Phòng chống thiên tai, cảnh báo rủi ro thiên tai, đo mưa tự động...

Thông qua các ứng dụng trên, người dân có thể tham gia cung cấp các thông tin liên quan đến các hiện tượng thiên tai xảy ra ở địa phương mình cho các cơ quan liên quan; nhận các thông tin cảnh báo sớm về thiên tai có thể xảy ra để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Thông tin tổng hợp từ phần mềm sẽ được phân tích và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai của địa phương.

Bên cạnh các hiện tượng thiên tai như ngập lụt, sạt lở bờ sông/bờ biển, thì hạn hán - xâm nhập mặn (hạn mặn) đang được xem là một vấn đề đáng quan tâm nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Hiện nay, công tác ứng phó hạn mặn tại khu vực này bằng các giải pháp công trình và phi công trình, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số, mạng xã hội đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáp ứng yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi số là một trong những biện pháp bền vững trong ứng phó với tình trạng hạn, mặn, từ đó đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho người dân Sóc Trăng.

 

 

Khánh Linh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline