Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 11:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Chủ động khai thác thị trường tiêu thụ khi nông sản vào vụ

Thứ bảy, 20/05/2023 06:05

TMO - Để đảm bảo đầu ra thuận lợi cho sản lượng lớn nông sản, nhất là vào thời điểm chính vụ thu hoạch hàng năm, ngành Công Thương cùng các địa phương đã chủ động lên phương án đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản lượng trái cây cả nước trong quý II ước đạt trên 2,6 triệu tấn. Trong đó, chuối khoảng 460.000 tấn, sầu riêng 300.000 tấn, vải thiều 330.000 tấn, nhãn 110.000 tấn. Ngoài ra, hàng trăm nghìn tấn dứa, xoài, cam, thanh long cũng vào vụ thu hoạch. Nguồn cung trái cây dồi dào đang đặt ra áp lực lớn về tiêu thụ khi xuất khẩu ở nhiều thị trường giảm mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng hạn chế. 

Toàn tỉnh Sơn La có trên 84.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch năm 2023 ước đạt 452.000 tấn, tăng 28% so với năm 2022. Sản lượng một số loại cây ăn quả lớn, như: 55.000 tấn chuối; gần 90.000 tấn mận; 81.000 tấn xoài, 139.000 tấn nhãn… Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 4 đến tháng 11.

Với sản lượng trái cây dự kiến ước đạt 452.000 tấn, tỉnh Sơn La chủ động các phương án khai thác thị trường tiêu thụ sau thu hoạch. Ảnh: HQ. 

Địa phương này đặt mục tiêu phấn đấu năm 2023 sản lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu đạt trên 18.700 tấn; Giá trị sản phẩm xuất khẩu ước đạt 25,26 triệu USD (tăng 26,15% so với năm 2022)  Hiện, trên địa bàn tỉnh có 50 cơ sở, nhà máy chế biến, xuất khẩu 16 mặt hàng nông sản sang các thị trường: Australia, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Nga... chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Nhờ đó, dù có sản lượng trái cây (xoài, nhãn…) lớn mỗi khi vào vụ thu hoạch, song do có nhiều nhà máy chế biến sâu nên áp lực tiêu thụ quả tươi giảm rõ rệt.

Nhằm chủ động thị trường tiêu thụ khi nông sản đến vụ, tỉnh Sơn La tập trung kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước: Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, các hãng bay.

Bên cạnh đó, duy trì và mở  rộng thị trường xuất khẩu thông qua chủ động làm việc với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao... đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

Còn tại Bắc Giang, hiện đã có hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký đến Bắc Giang thu mua vải thiều. Đến nay, toàn tỉnh đã có 110 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường này. Từ đầu vụ, Bắc Giang đã sớm rà soát, tổ chức lại các mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời đề nghị với Cục Bảo vệ thực vật cấp bổ sung thêm các mã số vùng trồng. Cuối tháng 6, Bắc Giang sẽ cử một đoàn của tỉnh cùng hàng chục doanh nghiệp tham dự hội chợ quốc tế Việt - Trung lần thứ 29 và lễ hội quảng bá nông sản tỉnh Bắc Giang, diễn ra tại Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương Bắc Giang đã chủ động kế hoạch xúc tiến tiêu thụ nông sản đặc biệt là vải thiều. Ảnh: TTX. 

Năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang là 29.700ha (tăng 1.400ha so với năm 2022). Sản lượng vải thiều toàn tỉnh dự kiến đạt trên 180 nghìn tấn. Để tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, nhất là phục vụ xuất khẩu, Sở đã chỉ đạo các vùng trồng vải duy trì các mã số vùng trồng đối với các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thái Lan. Đồng thời, phối hợp với các địa phương rà soát 300 cơ sở đóng gói trên toàn tỉnh. Ngay từ đầu năm Sở đã có sự phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm nắm bắt tình hình sản xuất vụ vải thiều năm 2023. Qua đó thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động, sớm có định hướng, chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án dự kiến tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho mùa vụ năm 2023.

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp truyền thống và có sản lượng nông sản dồi dào. Dự kiến sản lượng năm 2023 gồm: lúa gạo 720.000 tấn; rau màu mùa đông (su hào 180.000-200.000 tấn; cà rốt 80-100.000 tấn; hành tỏi 80-120.000 tấn). Với cây ăn quả, trái vải thiều Thanh Hà 65.000-67.000 tấn; ổi 75-80.000 tấn; na 15-20.000 tấn; nhãn 12-15.000 tấn. Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo từng loại và từng mùa vụ. Đơn cử như cây vải thiều, đến ngày 24/5 dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị kết nối giao thương vải thiều để mời các địa phương, doanh nghiệp, bộ ngành đến địa phương, tạo sự kết nối từ rất sớm. Dự báo, năm nay tháng 6 vải sẽ chín.

Tiếp đó, ngày 31/5 Sở Công Thương tỉnh sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại để tổ chức Hội nghị trực tuyến với 4 tỉnh, thành phố khác để cùng Bộ Công Thương và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu nông sản Hải Dương đến các quốc gia, các khách hàng để hỗ trợ tiêu thụ, không chỉ trong nước mà cả xuất khẩu. Nông sản của Hải Dương đa phần tiêu thụ nội địa. Sản lượng nông sản hàng năm chủ yếu cung cấp cho các tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng; trong đó, tập trung cho Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam. Còn lại xuất khẩu chỉ tập trung cho một số mặt hàng đặc trưng, đặc sản như cà rốt khoảng 80%. Đối với trái vải thiều, hàng năm, Hải Dương xuất khẩu khoảng 20-30%, thị trường chính là Trung Quốc. Bên cạnh đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Đông… nhưng sản lượng chưa nhiều nên phần lớn nông sản vẫn tiêu thụ nội địa.

Nông sản chủ lực của Hải Dương như cà rốt được được đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: LK. 

Tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc biệt các sản phẩm nông sản có tính mùa vụ luôn là ưu tiên của Bộ Công Thương. Với nguyên tắc sớm và coi thị trường trong nước là nền tảng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh phân phối truyền thống và hiện đại trong nước và thị trường nước ngoài. Nhiệm vụ này, Cục Xúc tiến thương mại thực hiện với hình thức đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng như: Hội chợ, phiên chợ, tuần hàng, lễ hội quảng bá lồng ghép với các sự kiện văn hóa - du lịch lớn, đặc biệt là chuỗi chương trình kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ cho mặt hàng nông sản cụ thể của địa phương tại thị trường trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm sản lượng lớn, đến vụ hoặc sắp đến vụ.

Đẩy mạnh kết nối xuất khẩu thông qua các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam. Khai thác quan hệ hợp tác đã được thiết lập với các tập đoàn phân phối đã hiện diện tại Việt Nam để thông qua bộ phận xuất khẩu của họ thúc đẩy việc thu mua, tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam tại hệ thống phân phối của các tập đoàn này trên thế giới.

Đồng thời, triển khai hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản vào vụ thụ hoạch trước mắt, vừa hỗ trợ các địa phương khai thác kênh phân phối mới, có cơ hội tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả, phát triển thương mại đa kênh.

 

 

Linh Phan

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline