Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 15:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Chủ động các phương án thoát nước trong mùa mưa

Thứ năm, 29/06/2023 07:06

TMO - Trước nguy cơ xảy ra úng ngập trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã lên các phương án bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành.

Những năm qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm công tác quản lý, đầu tư nguồn lực để cải tạo và nâng cấp hệ thống cống, mương cũng như hiện đại hóa nhiều thiết bị thoát nước. Tuy nhiên, từ thực tế nhiều trận mưa lớn vừa qua có thể thấy nhiều điểm trên đường phố Hà Nội lại rơi vào tình trạng ngập nghiêm trọng. Theo Sở Xây dựng Hà Nội có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như nhiều trận mưa lớn trái quy luật, lượng nước vượt xa so với công suất thiết kế dẫn tới ngập sâu..., tuy nhiên với hệ thống thoát nước hiện có tình trạng ngập không kéo dài quá lâu.

Dự báo trong năm 2023, tần suất các cơn bão, mưa lớn ở khu vực Hà Nội có xu hướng gia tăng 5% - 10%.. Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hằng năm. Với các trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa từ 100 mm/giờ trở lên, gây quá tải cho hệ thống thoát nước thì dự kiến trên địa bàn Hà Nội xuất hiện thêm 19 điểm, khu vực úng ngập cục bộ như phố Tông Đản, Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Mạc Thị Bưởi, Quan Nhân… Ngoài ra, còn một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.

Với các trận mưa có lượng mưa 50-70mm/giờ: Dự kiến có 11 điểm/khu vực úng ngập gồm: Phố Nguyễn Khuyến, Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, phố Cao Bá Quát, Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho), Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy), Nguyễn Chính, Đại lộ Thăng Long, phố Ngọc Lâm, đường Hoàng Như Tiếp.

 Sở Xây dựng Hà Nội đã lên các phương án bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành. Ảnh: ĐĐ. 

Trước nguy cơ xảy ra úng ngập trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã lên các phương án bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành. Cụ thể, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tăng cường công tác dự báo, cảnh báo; duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa; kiểm soát, giữ mực nước đệm trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa; tập trung sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm; tổ chức sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ, khắc phục sự cố trên hệ thống, triển khai ứng trực giải quyết tại chỗ…

Bên cạnh giải pháp chung cho cả thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xây dựng kịch bản tiêu úng cho từng khu vực trên địa bàn theo lưu vực của từng con sông chảy qua. Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với khu vực phía Tây như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, khi có mưa lớn, Sở sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây đưa nước về Trạm bơm Yên Nghĩa. Ngoài ra, hai Sở phối hợp vận hành hợp lý hệ thống thoát nước để thực hiện điều tiết mực nước trên hệ thống giữa nội thành và ngoại thành.

Theo đó, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây đưa nước về Trạm bơm Yên Nghĩa. Ngoài ra, hai Sở phối hợp vận hành hợp lý hệ thống thoát nước để thực hiện điều tiết mực nước trên hệ thống giữa nội thành và ngoại thành.

Để bảo đảm cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa, đơn vị phụ trách thoát nước tại Hà Nội đã triển khai kế hoạch thoát nước mùa mưa, tiến hành kiểm tra rà soát cống rãnh thuộc phạm vi công ty xử lý. Bảo đảm nước sẽ được thu gom và đưa nhanh về nguồn tiêu khi có mưa. Triển khai công tác nạo vét đồng bộ từ ga thu, cống ngang, cống ngầm tại tuyến nhánh đến các trục tiêu chính. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ trong nạo vét cống lớn, chính; sử dụng camera kiểm tra lòng cống khu vực trọng điểm có khả năng gây ngập để phát hiện, xử lý tồn tại, bất cập trên hệ thống. 

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ các Sở, ngành, đơn vị chức năng trong công tác thoát nước góp phần làm giảm nguy cơ úng ngập sâu trên địa bàn thành phố trong mùa mưa. Ảnh: CT. 

Ngoài ra, để tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ trong năm 2023, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ" để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống xảy ra; Lên phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, sự cố. UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các địa phương có phương án cứu trợ và bảo đảm đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai năm 2023; yêu cầu các địa phương thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khi có sự cố.

Các tình huống thiên tai được thành phố đưa ra gồm: Bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành; vỡ đê trọng điểm đê, kè Cổ Đô tương ứng K4+000-K8+600 hữu Hồng, huyện Ba Vì; Vỡ đê Hữu Hồng trọng điểm cống Cẩm Đình, tương ứng K1+700 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; Vỡ trọng điểm cống Liên Mạc tương ứng K53+450 đê hữu Hồng; Thành phố cũng đặt tình huống vỡ trọng điểm khu vực đê, kè Xuân Canh - cống Long Tửu tương ứng K0+000-K2+000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; Vỡ đê tả Bùi, tả Tích, lũ quét rừng ngang, huyện Chương Mỹ; Vỡ đê sông Mỹ Hà, huyện Mỹ Đức; vỡ đập, hồ thủy lợi; Các thảm họa (sập, đổ nhà và các công trình xây dựng, sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ, cháy, nổ lớn..); động đất.

UBND thành phố Hà Nội đã có yêu cầu các địa phương thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Người dân vùng có nguy cơ cần chủ động dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 1 tháng.

Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phương châm "3 sẵn sàng" và "4 tại chỗ". Trong đó, "3 sẵn sàng" gồm: Chủ động phòng tránh; bố trí kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; "4 tại chỗ" gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Đồng thời, cần rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân; Kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng hỗ trợ...

 

 

Lê Hương 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline