Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 03:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Bố trí sử dụng đất cho phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt quốc gia

Thứ năm, 10/08/2023 13:08

TMO - Sử dụng đất cho phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia cần chú trọng đến hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) sẽ tập trung phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

Các mục tiêu cụ thể về hạ tầng dự trữ và hạ tầng cung ứng đã được xác định rõ. Theo đó, hạ tầng dự trữ xăng dầu thể gồm: Hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 - 3.500 nghìn m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500 nghìn m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng. Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 - 1.000 nghìn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000-2.000 nghìn tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 - 800 nghìn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 - 3.000 nghìn tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030. 

Đối với hạ tầng dự trữ khí đốt: Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) sức chứa tới 800 nghìn tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900 nghìn tấn giai đoạn sau năm 2030. Đảm bảo hạ tầng dự trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Về hạ tầng cung ứng: Phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. 

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, cùng với các giải pháp về cơ chế chính sách; nguồn vốn đầu tư; khoa học công nghệ; môi trường và phòng chống cháy nổ... thì việc bố trí sử dụng đất là một trong những giải pháp tại Quy hoạch. Theo đó, việc sử dụng đất cho phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt phải đảm bảo: Tiết kiệm quỹ đất, chỉ sử dụng mức thấp nhất bảo đảm đủ nhu cầu phát triển cho kỳ quy hoạch và dự phòng hợp lý cho giai đoạn sau. Không sử dụng đất trồng lúa (trừ trường hợp đặc biệt, không còn lựa chọn khác). Tận dụng các khu đất không phù hợp với canh tác nông nghiệp.

Tránh sử dụng đất rừng phòng hộ. Tránh các khu vực dễ bị ảnh hưởng của thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở đất… Gắn kết với các quy hoạch hạ tầng giao thông (đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng đường thủy nội địa, giao thông đường bộ…), hạ tầng cung cấp điện, nước. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Trong trường hợp cần thiết phải được địa phương chấp thuận để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Trong trường hợp cần thiết phải được địa phương chấp thuận để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 1.352 ha; Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu khí đốt theo quy hoạch đến 2030 khoảng 2.076 ha.

Theo số liệu quy hoạch phát triển sức chứa kho xăng dầu, đã xác định quy mô sức chứa cần xây dựng mới kho xăng dầu đầu mối và tuyến sau trong giai đoạn 2021-2030; từ đó có thể tính được nhu cầu sử dụng đất xây dựng mới kho xăng dầu thương mại thời kỳ 2021-2030 là 1.285 ha; Xây dựng mới kho xăng dầu dự trữ quốc gia: 1.020 ha; Xây dựng mới kho ngoại quan xăng dầu: 300 ha. Đối với khí đốt LPG, theo thực tế đã xây dựng tại Việt Nam, ngoài khu bể chứa, xuất nhập hàng thường có thêm xưởng đóng chai (bình). Diện tích trung bình của kho LPG tính cho sức chứa 1000 tấn vào khoảng 0,7 ha. Đối với kho LNG, ước tính 10,0 ha đất cho công suất kho 1 triệu tấn/năm, từ đó nhu cầu đất xây dựng mới kho LPG 220 ha; Xây dựng mới kho LNG: 250 ha.

Quỹ đất được bố trí để phát triển cần chú trọng đến hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái... 

Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền và Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền đã quy định hành lang an toàn bảo vệ tuyến ống dẫn xăng dầu và khí đốt. Khi thiết kế tuyến ống dẫn xăng dầu cần tuân thủ khoảng cách quy định trong bảng trên. Khi thi công, cần đến bù, giải tỏa một dải đất đủ để bảo đảm thuận lợi cho thi công. Mặc dù ống xăng dầu đặt ngầm trong đất, bên trên vẫn có thể canh tác nông nghiệp, nhưng không được xây dựng công trình.

Khi thiết kế tuyến ống dẫn xăng dầu cần tuân thủ khoảng cách quy định trong bảng trên. Khi thi công, cần đến bù, giải tỏa một dải đất đủ để bảo đảm thuận lợi cho thi công. Mặc dù ống xăng dầu đặt ngầm trong đất, bên trên vẫn có thể canh tác nông nghiệp, nhưng không được xây dựng công trình. Trong Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt tạm tính nhu cầu sử dụng đất cho tuyến ống dẫn xăng dầu là dải đất rộng 35m với chiều dài là chiều dài của tuyến ống đối với các tuyến ống cấp 2; Đối với các tuyến ống cấp 3 chiều rộng dải đất giảm còn 24m. Như vậy, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng tuyến ống dẫn xăng dầu giai đoạn 2021-2030 là 74ha. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng tuyến ống dẫn khí đốt giai đoạn này là 1216ha. 

Sử dụng đất cho các trạm chiết nạp LPG, cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong những nội dung quan trọng của Quy hoạch. Diện tích của 01 trạm chiết nạp LPG không nhiều, dao động khoảng 2.500 - 3.000 m2. Trong giai đoạn 2000-2020, các tỉnh, thành phố đã xây dựng nhiều trạm chiết nạp LPG, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chai gas của xã hội. Do vậy, giai đoạn 2021-2030 nếu có, chỉ xây dựng thêm số lượng không nhiều trạm chiết nạp LPG ở các khu vực mới phát triển.

Nhu cầu về đất cho mục tiêu này không lớn. Ước tính số lượng trạm xây mới trong giai đoạn 2021-2030 trên cả nước khoảng 300 trạm, diện tích đất khoảng 90ha. Hiện nay cả nước có trên 17.000 cửa hàng xăng dầu. Tốc độ phát triển chỉ dưới 2%/năm. Dự tính số cửa hàng xây mới trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 3.000 cửa hàng (Giai đoạn 2021-2025 tăng 1,8%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng 1,5%/năm). Sau năm 2021, các cửa hàng xăng dầu xây mới theo xu thế kết hợp nhiều dịch vụ thương mại, khang trang nên chiếm diện tích lớn hơn so với hiện nay. Dự tính trung bình mỗi cửa hàng cần 3.000 - 5.000 m2. Ước sử dụng đất cho 3.000 cửa hàng xăng dầu xây mới: 1.200 ha. 

Để phát triển hiệu quả hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt, cần đảm bảo năng lực dự trữ, đảm bảo yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, đảm bảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời, đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

 

 

Mạnh Cường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline