Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 19:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ hai, 05/05/2025

Bình Thuận nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thứ hai, 05/05/2025 12:05

TMO - Tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, góp phần nâng cao giá trị nông sản của các địa phương. 

Theo đánh giá của ngành chức năng, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được áp dụng trên nhiều loại cây trồng với quy mô, diện tích lớn. Trong đó, có sản xuất trong nhà màng, nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm trên nhiều loại cây trồng như táo, dưa lưới, rau các loại… ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa trên các loại cây trồng khác nhau như bưởi, cam, quýt, chanh không hạt… với diện tích 409,5 ha.

Một số địa phương áp dụng đồng bộ máy móc vào sản xuất lúa với diện tích 183 ha từ khâu gieo sạ bằng máy cấy, máy sạ cụm đến quá trình chăm sóc sử dụng hệ thống phun thuốc bằng máy bay không người lái. Sản xuất trong nhà màng, nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm trên nhiều loại cây trồng (cây táo, dưa lưới, rau các loại…) ngày càng được mở rộng với diện tích 274 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Bắc Bình, Tuy Phong.

Ngoài ra, nhiều hộ dân còn áp dụng các giống cây trồng mới đáp ứng nhu cầu thị trường, điển hình như Tuy Phong đã chuyển đổi sang trồng các giống nho chủ yếu như nho xanh (NH01- 48), NH 01-152, nho ngón tay đen (NH 04-102), nho kẹo (NH01-26) và nho mẫu đơn (NH 01 - 209) với diện tích 42,4 ha; Tánh Linh có 673,58 ha diện tích gieo trồng lúa sử dụng các giống mới như OM4900, OM5451... 

Vùng chuyên canh sản xuất thanh long đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. 

Từ năm 2018, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2059/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích khoảng 2.155 ha được đầu tư xây dựng tại huyện Bắc Bình. Đề án hướng tới mục tiêu nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt 6 - 7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Năng suất cây trồng tăng gấp từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất truyền thống. 

Đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả. Toàn tỉnh có 27.243 ha cây trồng áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 100% diện tích thanh long áp dụng bóng đèn compact, đèn led để xử lý ra hoa trái vụ; 42.090 ha lúa áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (SRI, ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm); 9.050 ha thanh long canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). 

Ngành nông nghiệp đã triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm thanh long bằng công nghệ 1 chạm tại HTX Thanh long sạch Hòa Lệ; HTX Thanh long Hàm Minh 30; Trang trại Trịnh Anh… Tất cả quá trình sản xuất của trang trại, hợp tác xã được minh bạch hóa, kết hợp tem nhãn để nhận diện thương hiệu qua ghi chép nhật ký điện tử trên phần mềm chuyển đổi số nông nghiệp Bình Thuận.

Bình Thuận đã nhân rộng được 42.000 ha lúa và 27.240 ha cây trồng cạn áp dụng canh tác tiết kiệm nước và cơ giới hóa trong sản xuất; 130 ha thanh long được chứng nhận hữu cơ; 9.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Địa phương này đã thu hút được 14 dự án đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích là 1.146 ha với tổng kinh phí đầu tư khoảng 2.044 tỷ đồng. 

Với những kết quả đã đạt được, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh những cơ chế chính sách để phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát huy tối đa tiềm năng đất đai, các công trình thủy lợi và các yếu tố khí hậu. Qua đó, để rà soát, quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, nhu cầu thị trường.../.

 

 

Bùi Thơm 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline