Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Bảo tồn, phát huy giá trị di chỉ khảo cổ Vòng Thành Đá trắng

Thứ tư, 11/05/2022 21:05

TMO - UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có văn bản 5234/UBND-VP gửi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, UBND huyện Xuyên Mộc về việc bảo vệ khẩn cấp để bảo tồn và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ Vòng Thành Đá trắng tại ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất ý kiến của Sở Văn hóa Thể thao các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành khảo cổ học, sử học về việc giữ nguyên hiện trạng toàn bộ di tích, bảo vệ khẩn cấp để bảo tồn và phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản văn hóa. 

UBND tỉnh giao UBND huyện Xuyên Mộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan có biện pháp bảo vệ khẩn cấp toàn bộ di chỉ này. Bên cạnh đó, UBND huyện Xuyên Mộc phải đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Thành (đơn vị sử dụng đất có chứa di chỉ Vòng Thành Đá trắng) tạm ngưng toàn bộ các hoạt động xây dựng nhằm bảo vệ di chỉ khảo cổ này.

Vòng thành tại di chỉ Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: HS 

UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Khảo cổ (thuộc Khảo cổ học Vùng Nam Bộ) tiếp tục nghiên cứu, khai quật mở rộng để làm rõ các vấn đề về kiến trúc của thành, kiến trúc bên trong thành về quân đội, về dân cư… Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao hoàn thiện báo cáo khoa học để đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di chỉ khảo cổ và lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với di chỉ khảo cổ này.

Di chỉ Vòng Thành Đá trắng được phát hiện từ năm 2002, nằm tại ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, khu vực di chỉ nằm trên một gò đất, có cấu trúc thành hình vuông, chiều dài mỗi cạnh hơn 200m, được xây bằng đá ong trên khu đất rộng 4,2ha và được bao bọc bởi đường hào hình chữ nhật dài 410m, rộng 265m.

Tường thành làm bằng đá ong. Ảnh: NL 

Từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022, công tác điều tra tổng thể, thám sát, khai quật khảo cổ học được thực hiện tại di tích nhằm làm rõ hiện trạng, đặc điểm cấu trúc và tính chất, giá trị của Vòng Thành Đá Trắng.

Trong đó, tổng diện tích các hố khai quật thăm dò hơn 300 m2 và diện tích của 13 hố khai quật gần 500 m2, được mở tập trung trong không gian vòng tường thành bằng đá ong và khu vực liền kề bên ngoài nhằm làm rõ đặc điểm cấu trúc địa tầng, đặc điểm cấu trúc của các cạnh tường bằng đá ong và các loại hình di tích tại đây.

Các nhà khảo cổ tìm phát hiện trong không gian di tích Vòng Thành Đá Trắng có các loại hình di tích khác nhau, như bếp sinh hoạt, hố rác, tường thành xây bằng đá ong, vòng hào, công trình có cột cao. Các di vật gồm chủ yếu là các loại vật dụng sinh hoạt cùng số ít dụng cụ lao động, gồm các loại chất liệu đá, kim loại, đất nung và đồ gốm (sành - sứ).

Quá trình khai quật phát hiện nhiều mảnh gốm sứ vỡ 

Các nhà khảo cổ tìm thấy 14.965 mảnh vỡ chủ yếu là gốm Gò Sành (Champa). Đồ sành được dùng làm các loại vò, chum, chóe, có đế bằng, phần thân dưới xuống đế để mộc, một số ít được phủ men gần kín (không phủ men kín xuống đến đế). Ngoài ra, các nhà khảo cổ phát hiện nhóm mảnh vỡ ở phần đáy của loại bình gốm mịn có đặc điểm tương tự với đồ gốm trong các di tích thuộc giai đoạn Óc Eo muộn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo nhóm nghiên cứu, Vòng thành Đá Trắng là di chỉ khảo cổ duy nhất ở Nam Bộ phát hiện được gồm văn hóa Champa và có niên đại sớm nhất so với các di tích thành cổ ở Nam Bộ với niên đại vào khoảng thế kỷ XV, XVI.

Trước thực trạng các hoạt động canh tác, xây dựng đã và đang làm phá vỡ cấu trúc của Vòng Thành Đá Trắng ở nhiều mức độ khác nhau. Công tác khai quật hiện chỉ dừng ở mức độ thăm dò, dự báo. Địa phương cần phải khoanh vùng, bảo vệ khẩn cấp di tích này. Sau đó, cần nghiên cứu, khai quật toàn diện, lập hồ sơ đề nghị ngành chức năng xếp hạng di tích.

 

Long Nguyễn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline