Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 13:03

Tin nóng

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Thứ ba, 19/03/2024

Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam - Sự kiện cộng đồng mang nhiều ý nghĩa lớn

Thứ năm, 18/05/2023 15:05

Với 35 năm trưởng thành và phát triển, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) luôn giữ vững vai trò nòng cốt của một tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Trong đó, hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam là sáng kiến quan trọng và trực tiếp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường. Đây cũng là sự kiện tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống người dân và mở ra những hướng hoạt động mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thời gian tuy chưa dài nhưng có thể khẳng định sự kiện bảo tồn cây cổ thụ mà Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động cách đây 13 năm với tên gọi “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là mô hình của dân, do dân, vì dân. Bởi, hoạt động Bảo tồn Cây Di sản đã và đang lan rộng khắp cả nước, do người dân tích cực hưởng ứng. Có thể nói, truyền thống tự nguyện bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ trong cộng đồng, các dân tộc, trong các làng quê của Việt Nam đã có từ lâu đời.

Chính nhờ thế, khi VACNE khởi xướng (năm 2010) đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng. Hơn thế nữa, các hoạt động của mô hình này do dân tự tổ chức hướng tới vì lợi ích chung của cộng đồng, rất sáng tạo. Xuất phát từ nhận thức đó, cũng như nhận biết rõ giá trị to lớn của cây cổ thụ, vai trò to lớn của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, VACNE đã khởi xướng, tổ chức, sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam.

Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh cả nước cùng hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, các ngành các cấp và người dân cùng hưởng ứng Năm quốc tế về Đa dạng sinh học (2010); Kế hoạch quốc gia bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Để có niềm tin của cộng đồng, mọi hoạt động liên quan đến mô hình đều được VACNE phổ biến công khai và rộng rãi với những quy định cụ thể. Từ việc thành lập Hội đồng, hồ sơ đăng ký và quy trình xét duyệt đến phương thức tổ chức công nhận Cây Di sản tại địa phương.

Chính nhờ mục tiêu rõ ràng, không vụ lợi, tổ chức hoạt động minh bạch vì cộng đồng nên ngay từ đầu mọi hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ, thu hút mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt là những người cao tuổi, vị chức sắc tôn giáo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan truyền thông. Cũng nhờ đó, mô hình Bảo tồn Cây Di sản đã nhanh chóng trở thành phong trào trên khắp cả nước.

Lễ gắn bia công nhận cây Bồ đề ở Hà Nam là Cây Di sản Việt Nam. 

Bảo tồn Cây Di sản là mô hình do dân tổ chức: Để khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, VACNE đã thống nhất tên gọi Cây Di sản  với quan điểm cây cổ thụ đối với các dân tộc Việt Nam, không chỉ là tài sản vật chất (cảnh quan môi trường, nguồn gen, thương hiệu sản phẩm...) mà còn là tài sản về tinh thần (nhân chứng lịch sử, hồn quê...) của họ. Một số danh mộc đại thụ còn là cột mốc lãnh thổ quốc gia, là báu vật của các bậc tiền nhân để lại, vì thế được gọi là Cây Di sản Việt Nam.

Tiêu chí xét duyệt công nhận Cây Di sản được công bố công khai dựa trên các tiêu chí cụ thể (tuổi cây, chiều cao, đường kính thân cây, cùng với những ưu tiên về các giá trị sinh học, lịch sử, văn hóa...) đồng thời là những hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây, nhất là những cây lâu năm bị sâu bệnh được tiến hành thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành gồm 9 chuyên gia. Trong đó khẳng định rõ vai trò chủ động của cộng đồng từ khâu khảo sát, xác định tuổi, tự nguyện đăng ký, đến khâu xác nhận chủ sở hữu, phương thức tổ chức lễ gắn bia và chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản.

Chính vì thế, trong suốt 13 năm qua, các buổi Lễ gắn bia, cách thức tổ chức chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản Việt Nam tại các địa phương rất đa dạng và phong phú. Có buổi lễ công bố Cây Di sản được tổ chức như một lễ hội lớn của địa phương với hàng nghìn người tham gia. Nhiều buổi lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản được gắn với Hội làng, Ngày Đại đoàn kết toàn dân, Ngày Giỗ các danh nhân, Ngày Giỗ trọng của các dòng tộc...

Tất cả các buổi lễ gắn bia Cây Di sản Việt Nam đều diễn ra trang nghiêm, mang màu sắc hội làng, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết. Thể hiện rõ nhất, nơi nào cũng có chương trình văn nghệ quần chúng chào mừng. Nhiều nơi còn tổ chức rước Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đi khắp xóm thôn, với mọi thành phần lứa tuổi và tầng lớp xã hội tham gia... Đặc biệt có rất nhiều người con xa quê hương, đã quay trở về đất mẹ để chúc mừng. Người dân ở một số nơi cho biết, nhờ có sự kiện vinh danh Cây Di sản, địa phương mới có điều kiện khôi phục lại lễ hội truyền thống đã bị lãng quên từ lâu.

Bên cạnh đó, sự kiện Bảo tồn Cây Di sản còn là mô hình vì cộng đồng. Ngoài vai trò bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn nguồn gen, khơi dậy nét đẹp văn hóa, truyền thống lịch sử, mô hình còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhiều địa phương sau khi tổ chức Lễ vinh danh, công nhận Cây Di sản Việt Nam đã phát triển thành các tuyến du lịch mới, tạo sinh kế cho người dân và gia tăng các giá trị sản phẩm của doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Điển hình như cây Táu nghìn tuổi ở Thiên cổ miếu (Việt Trì, Phú Thọ); cây Đa trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng); rừng Pơ mu và Đỗ quyên huyện Tây Giang (Quảng Nam)...

Vinh danh cây Sấu tại cột mốc 651 gần cửa khẩu Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. 

Mô hình này không chỉ mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch, tạo thêm lợi ích về kinh tế mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia của dân tộc như cây Sấu của thôn Sóc Hà, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng (giữ cột mốc 651 biên giới Việt-Trung); 5 cây (Mù u; Bàng vuông, Phong ba) trên quần đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Không chỉ vậy, một số sản phẩm chè Shan tuyết ở Hà Giang, Sơn La, Yên Bái còn được nâng giá trị thương hiệu, giúp cho đồng bào địa phương ổn định đời sống, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Bước đầu, họ đã biết gìn giữ những cây quý, ngăn chặn tình trạng cưa cây, bứng gốc bán sang bên kia biên giới. 

Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, GS. TSKH, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Hùng đã từng chia sẻ: “Bằng những nỗ lực liên tục, chúng tôi đã cố gắng cùng với cộng đồng cả nước hướng tới sự phát triển bền vững. Việc chăm sóc, gìn giữ, bảo vệ cây rừng, cây cổ thụ, Cây Di sản Việt Nam chính là bảo vệ dòng chảy diệu kỳ nuôi dưỡng, sự sống của mỗi con người, cho mỗi dòng họ, cho cả làng xóm quê hương và đất nước. Cây cối nói chung và cây cổ thụ, Cây Di sản Việt Nam nói riêng, dẫu trải qua thăng trầm của lịch sử cùng đất nước – ngày nay Việt Nam đang từng bước xây dựng nông thôn mới đi lên trên con đường hiện đại, văn minh nhưng hình bóng những cây này vẫn gợi cho chúng ta những xúc cảm rất đỗi thân thương về quê hương, xứ sở, là kỳ quan thiên nhiên sâu thẳm trong tâm hồn các thế hệ của 54 cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là cách hiện hữu để ngăn chặn suy giảm chất lượng môi trường của Trái Đất, tránh cho nhân loại một thảm họa môi trường có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu”.

Có thể nói, trong lớp vỏ sần sùi thô ráp của trên 6.000 cây cổ thụ, tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong mười ba năm qua, vẫn lưu giữ cả triệu mùa Xuân cùng muôn vạn sự kiện lịch sử - văn hoá. Sau khi được vinh danh Cây Di sản, những cây cổ thụ càng được cộng đồng quan tâm, bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.

Bảo tồn cây cổ thụ không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mà còn góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây còn là cơ hội tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Việt -  một cộng đồng các dân tộc biết trân trọng quá khứ, yêu thiên nhiên, môi trường. Cây cổ thụ là cầu nối lịch sử, hoạt động bảo vệ Cây Di sản là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Vì thế, có thể nói mô hình cộng đồng Bảo tồn Cây Di sản do VACNE triển khai trong những năm qua với mục tiêu ban đầu là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường, đã vượt quá yêu cầu mong đợi, góp phần phát triển bền vững đất nước và đảm bảo công bằng giữa các thế hệ.

 

 

MH (ghi)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline