Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Bắc Giang chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa

Chủ nhật, 01/09/2024 11:09

TMO - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, thời tiết trên địa bàn tỉnh những ngày qua diễn biến phức tạp, các đợt mưa rào đan xen nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, gây hại trên lúa mùa. 

Vụ mùa năm 2024, diện tích lúa toàn tỉnh Bắc Giang là 48.400 ha. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay toàn tỉnh có khoảng 15.000 ha lúa mùa sớm đã trỗ bông, trà lúa mùa chính vụ giai đoạn làm đòng, trà lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh. Hiện nay sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 tiếp tục đẻ trứng trên các trà lúa, mật độ trung bình 15-20 quả/m2 , cao 50-70 quả/m2, cá biệt có nơi trên 150 -300 quả/cm2 (huyện Yên Dũng); 

Ngoài ra, rầy phát sinh và gây hại trên các trà lúa, mật độ nơi cao 300-500 con/m2. Sâu đục thân 2 chấm lứa 5 đã vũ hóa và đẻ trứng rải rác trên trà lúa mùa sớm với mật độ ổ trứng có nơi cao 0,1- 0,3 ổ/m2 ; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã và đang gây hại trên các trà lúa, bệnh có chiều hướng gia tăng sau các đợt mưa lớn, đặc biệt trên các giống lúa nhiễm như TBR225, BC15, lúa nếp, lúa chất lượng.  

Dự báo trong thời gian tới, các đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại nặng. Đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy sẽ nở rộ với mật độ rất cao; bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá sẽ gây hại trên những ruộng lúa bón thừa đạm. Ngành Nông nghiệp nhận định, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời, các đối tượng sâu bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa vụ mùa trên toàn tỉnh.

Các địa phương chủ động theo dõi đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời, các đối tượng sâu bệnh gây hại (Ảnh minh họa). 

Để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa mùa, ngành Nông nghiệp tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng trước và ngay sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ 2/9; nắm chắc diễn biến của các đối tượng sâu, bệnh gây hại và chủ động các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đặc biệt tập trung một số đối tượng sâu, bệnh hại chính như: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, rầy và bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Tập trung chỉ đạo phòng trừ nơi có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn đòng- trỗ; 50 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái; với những nơi mật độ cao, sâu nở kéo dài và phun gặp trời mưa, cần tiến hành phun lại lần 2 để tăng hiệu quả phòng trừ bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.

Đối với sâu đục thân 2 chấm: Theo dõi chặt chẽ mật độ ổ trứng trên các trà lúa, đặc biệt trà lúa trỗ đầu tháng 9 để chủ động phòng trừ sớm ở những nơi có mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, vào thời điểm lúa thấp tho trỗ (trỗ 5%) và phun lần 2 sau khi lúa trỗ thoát. Đối với bệnh rầy: Theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh gây hại của rầy cám lứa 6 trên các trà lúa, rầy lứa 7 trên trà lúa chắc xanh, đỏ đuôi; tổ chức chỉ đạo phòng trừ nơi có mật độ rầy cám (tuổi 1-2) từ 1500 con/m2 trở lên nhằm hạn chế cháy rầy cuối vụ.

Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiến hành phun phòng trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh, duy trì mực nước trong ruộng từ 3-5cm để tăng hiệu quả phòng trừ; những ruộng bị bệnh nặng chỉ đạo nông dân ngừng bón đạm và không phun phân bón lá. Những ruộng chưa bị nhiễm bệnh, tiến hành chăm sóc, bón phân cân đối giúp cây lúa khỏe, tăng năng suất.

Ngoài ra từ nay đến cuối vụ cần tiếp tục theo dõi, chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể nhân dân được biết. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline