Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 10:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Yên Bái đẩy mạnh quảng bá du lịch trên nền tảng số

Thứ tư, 17/04/2024 14:04

TMO - Thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. 

Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2. Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên nhiều lợi thế để địa phương này phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc…

Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Các lễ hội truỵền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông... 

Trong bối cảnh công nghệ số, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển du lịch là hướng đi bền vững được tỉnh Yên Bái và các địa phương trên cả nước đẩy mạnh triển khai. Theo đó, Yên Bái đã quan tâm, ưu tiên đầu tư hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển du lịch. Đến nay tỉnh Yên Bái đã hoàn thành xây dựng được hệ thống Cổng thông tin du lịch tỉnh Yên Bái tại địa chỉ: https://yenbaitourism.vn; hoàn thành ứng dụng Du lịch Yên Bái đưa lên 2 kho ứng dụng CHPlay và AppStore với tên gọi Du lich Yen Bai. Hiện đang tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật dữ liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn lên Cổng thông tin du lịch tỉnh.

Giao diện cổng thông tin du lịch tỉnh Yên Bái.

Cùng với đó, 201 cơ sở lưu trú, nhà hàng và 106 điểm du lịch được số hóa cập nhật thông tin lên Cổng thông tin du lịch tỉnh Yên Bái. Cổng thông tin du lịch tỉnh Yên Bái cũng được tích hợp với các ứng dụng, nền tảng khác như: fanpage Thông tin Du lịch tỉnh Yên Bái; website Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái; ứng dụng công dân số Yên Bái (YenBai-S). Các ngành, địa phương đã bước đầu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá hình ảnh, kết nối điểm đến, dịch vụ với các du khách trong và ngoài nước qua mạng internet.

Tỉnh tập trung xây dựng kho dữ liệu số về du lịch kết nối, tích hợp tạo thành chuyên mục "Yên Bái - đất và người” trên ứng dụng YenBai-S với 4 nội dung gồm: thư viện hình ảnh; thư viện video; thư viện sách Yên Bái; thư viện bài hát Yên Bái với trên 200 ảnh, 7 video giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các hình ảnh đẹp về du lịch, đặc sản, ẩm thực, thắng cảnh du lịch của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Các huyện, thị, thành phố đều có các trang giới thiệu du lịch của địa phương trên mạng xã hội (Zalo, Facebook..), xây dựng các chuyên trang trên cổng thông tin điện tử của địa phương; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn một số huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu, bán dịch vụ của cơ sở trên các trang thương mại điện tử.

Đến nay, tỉnh đã triển khai cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, cung cấp miễn phí dịch vụ internet không dây cho khách du lịch đến hầu hết các trung tâm, địa điểm du lịch, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh từ ngân sách Nhà nước hoặc bằng hình thức xã hội hóa.

Không chỉ vậy, địa phương này còn mở các lớp tập huấn kỹ năng sử dụng công cụ số phục vụ công tác cho công chức, viên chức và chủ một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về du lịch được tổ chức hiệu quả tại các huyện, thị xã, thành phố. Các giải pháp du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được triển khai sáng tạo, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái đến du khách trong nước và quốc tế.

Nhờ áp dụng linh hoạt các giải pháp kích cầu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với thị trường khách du lịch tiềm năng nên trong năm 2023, ngành du lịch Yên Bái đã phục hồi, bứt phá nhanh và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể năm 2023 tỉnh Yên Bái ước đón 1,9 triệu lượt khách, bằng 126,7% kế hoạch; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.600 tỷ đồng, bằng 118,5 kế hoạch.

Năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022 - 2030”; đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả theo Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Những đột phá trong phát triển du lịch, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến là nền tảng quan trọng để Yên Bái tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, từ đó xây dựng hình ảnh du lịch Yên Bái thân thiện, mến khách, bản sắc, hấp dẫn góp phần vào phát triển kinh tế chung của cả nước.

 

 

Minh Hà

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline