Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Xây kè khắc phục sạt lở, ổn định đời sống dân sinh

Thứ bảy, 20/04/2024 11:04

TMO - Để khắc phục tình trạng sạt lở, ổn định đời sống dân sinh, tỉnh Bến Tre đang triển khai thi công 2 công trình bờ kè chống sạt lở lớn ven sông, ven biển. 

Từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 đã hỗ trợ cho Bến Tre 300 tỷ đồng, địa phương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Giao Hòa, xã Giao Long, huyện Châu Thành và Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển huyện Ba Tri.

Cụ thể, Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Giao Hòa, xã Giao Long, gồm: Xây dựng mới tuyến kè dài hơn 0,472km; nâng cấp tuyến đường dài hơn 0,945km; sửa chữa, nâng cấp đỉnh kè và lan can tuyến kè dài hơn 1,161km; sửa chữa, nâng cấp tuyến kè dưới cầu An Hóa dài 63,13m. Tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng. Hiện tại, tiến độ đã đạt 50% giá trị hợp đồng, vốn được giao 100 tỷ đồng và đã giải ngân 45,8%; dự kiến giải ngân đến tháng 8/2024 sẽ đạt 100% vốn được giao.

Khi Dự án này hoàn thành sẽ góp phần ngăn chặn được tình trạng xói lở ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, mất đất sản xuất, nhà ở và ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống của hơn 300 hộ dân và người dân bắt buộc phải di dời khẩn cấp đi nơi khác. Đồng thời, Dự án cũng sẽ đảm bảo ổn định tuyến đường ĐH.03 dọc theo bờ sông Giao Hòa, cùng một số đoạn kè đã được đầu tư và các công trình, cơ sở hạ tầng hiện có như: cầu An Hóa, tuyến đường Quốc lộ 57B.

Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển huyện Ba Tri đang được triển khai. Ảnh: BT. 

Đối với Dự án Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển huyện Ba Tri có tổng chiều dài 2,3km với tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng, chia làm 2 đoạn kè: Đoạn 1 dài 0,8km kéo dài về phía cửa sông Ba Lai; Đoạn 2 dài 1,5km kéo dài về phía cửa sông Hàm Luông. Hiện gói thầu thi công xây dựng tiến độ đạt 42% giá trị hợp đồng; lũy kế kế hoạch vốn được giao 200 tỷ đồng; vốn đã giải ngân đạt 48,28% vốn được giao; dự kiến giải ngân đến cuối năm 2024 đạt 100% vốn được giao. Dự án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng xói lở, xâm thực bờ biển, gây mất đất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại khu vực huyện Ba Tri; tạo điều kiện và tiền đề cho người dân phát triển sản xuất bền vững, ổn định và lâu dài.

Hiện nay, Bến Tre chú trọng đầu tư thêm các công trình ngăn mặn trữ ngọt; đồng thời, địa phương cũng đang phối hợp với Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình, dự án, kép kín, hạn chế sạt lở, ngăn mặn, trữ ngọt nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống dân sinh. 

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, tỉnh Bến Tre 300 tỷ đồng, tỉnh Long An 250 tỷ đồng, tỉnh Tiền Giang 200 tỷ đồng, tỉnh Trà Vinh 200 tỷ đồng, tỉnh Vĩnh Long 500 tỷ đồng, TP. Cần Thơ 250 tỷ đồng, tỉnh Hậu Giang 200 tỷ đồng, tỉnh Sóc Trăng 300 tỷ đồng, tỉnh An Giang 250 tỷ đồng, tỉnh Đồng Tháp 250 tỷ đồng, tỉnh Kiên Giang 500 tỷ đồng, tỉnh Bạc Liêu 300 tỷ đồng và Cà Mau 500 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, trong khoảng 10 năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, mức độ nhanh hơn gây mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ,... ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, dân sinh nhất là đối với 3 huyện ven biển.

Theo kết quả thống kê, toàn tỉnh có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 134 km. Đáng chú ý, sạt lở bờ sông 104 điểm, tổng chiều dài khoảng 115 km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân trong khu vực sạt lở; sạt lở bờ biển 8 điểm, với tổng chiều dài khoảng 19 km đã làm mất khoảng 200 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh những năm qua diễn biến phức tạp, gia tăng mức độ nghiêm trọng về thiệt hại. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, nguyên nhân gây ra sạt lở là do đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài dẫn đến thường xuyên chịu ảnh hưởng sạt lở. Hiện tại, số điểm sạt lở bờ sông, bờ biển hầu như ít phát sinh mới so với số điểm sạt lở đã thống kê. Tuy nhiên, mức độ sạt lở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, sạt lở sâu hơn vào trong đất liền, chiều dài sạt lở tăng,...

Hiện nay, tỉnh còn khoảng 13 km bờ sông và 8,5 km bờ biển đang bị ảnh hưởng sạt lở nghiêm trọng cần được bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình, ước tổng nhu cầu kinh phí thực hiện trên 1.000 tỷ đồng. Những khu vực đã và đang diễn biến sạt lở nghiêm trọng như: Sạt lở bờ biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; sạt lở bờ sông Mỏ Cày; sạt lở khu vực các cồn: cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại; cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách; cồn Thành Long, huyện Mỏ Cày Nam.

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã triển khai các giải pháp để phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển như tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Tỉnh từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. Địa phương phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

Cùng với đó, tỉnh kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở. Đồng thời, quản ký chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Từ năm 2020 đến nay, địa phương này đã đầu tư xây dựng 22 dự án, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 37 km, kinh phí thực hiện 1.143 tỷ đồng.

Do nằm ở cuối nguồn của sông Mekong, sông rạch chằng chịt nên Bến Tre là địa phương trọng điểm về sạt lở. Vì vậy, thời gian tới, ngoài các giải pháp căn cơ, trước mắt tỉnh cần phải xử lý 8 điểm sạt lở khẩn cấp trên địa bàn với nhu cầu nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, khẩn trương triển khai tốt các dự án phòng, chống sạt lở đã được bố trí kinh phí. Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai sớm dự án Quản lý nước trên địa bàn tỉnh do JICA tài trợ...

 

 

Lê Diệp 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline