Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Xây dựng, phát triển mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Thứ bảy, 01/10/2022 04:10

TMO - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện Dự án KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng mô hình trồng và định hướng phát triển cây dược liệu lan Kim tuyến, Bình vôi dưới tán rừng, vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã gắn với thương mại hoá sản phẩm”.

Theo Sở KH&CN Thừa Thiên Huế, dự án dự kiến thực hiện trong 3 năm từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2025 với mục tiêu nhằm xây dựng thành công mô hình trồng và định hướng phát triển 2 loài cây dược liệu lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii(Wall.) Lindl) và Bình vôi (Stephanie japonica) dưới tán rừng, vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã gắn với thương mại hoá sản phẩm.

Lan Kim tuyến và Bình vôi là 2 loài dược liệu ó các hợp chất đã được minh chứng có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh lý, đồng thời khả năng thương mại hoá cao. Chính tính thương mại cao này đã khiến 2 loài dược liệu trên chịu sức ép từ thị trường, gia tăng nguy cơ thu hái tận diệt. 

Vì vậy, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến yêu cầu cần thiết phải có nghiên cứu về phát triển mô hình trồng, đảm bảo sự sinh trưởng của 2 loài này phù hợp với điều kiện lập địa và làm sao có các định tính, định lượng tương đồng với loài dược liệu có nguồn gốc bản địa.

Ảnh minh họa 

Dự án được thực hiện bao gồm các mục tiêu: Đánh giá thực trạng phân bố và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của lan Kim tuyến và Bình vôi ở Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm; Hoàn thiện quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô và quy trình sản xuất cây con lan Kim tuyến và Bình vôi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Đồng thời, hoàn thiện kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Kim tuyến và Bình vôi dưới tán rừng theo chuẩn GACP-WHO; Xây dựng mô hình trồng lan Kim tuyến và Bình vôi dưới tán rừng ở Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm; Nghiên cứu phát triển một số sản phẩm từ lan Kim tuyến và Bình vôi.

Sau quá trình triển khai, dự án dự kiến sẽ cung cấp những nội dung làm định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển hai loài dược liệu trên như: Báo cáo thực trạng phân bố và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của lan Kim tuyến và Bình vôi ở Vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm; Quy trình nhân giống lan Kim tuyến và Bình vôi bằng nuôi cấy mô (in vitro); Quy trình sản xuất cây con lan Kim tuyến và Bình vôi đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Kim tuyến và Bình vôi dưới tán rừng tự nhiên và vùng đệm để sản xuất dược liệu theo chuẩn GACP-WHO.

Mô hình trồng cây lan Kim tuyến dưới tán rừng ở Vườn quốc gia Bạch Mã (quy mô 2.000 cây/mô hình); Mô hình trồng cây Bình vôi dưới tán rừng tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã (quy mô 2.000 cây/mô hình); 01 Bản thỏa thuận hợp tác giữa các bên trong phát triển các sản phẩm dược liệu mang tên Bạch Mã đối với lan Kim tuyến và Bình vôi; Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án; 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành và 01 chuyên mục truyền thông phát trên Đài truyền hình địa phương. 

 

 

Lê An 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline