Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 12:01
Thứ sáu, 26/05/2023 07:05
TMO - Quy hoạch Tổng thể Quan trắc môi trường Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 hướng đến mục tiêu hoàn thiện các số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường, góp phần giúp cho các cơ quan hữu quan thực hiện chức năng quản lý môi trường, trong đó việc xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường đất quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đẩy mạnh triển khai.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động. Quan trắc nền: điểm quan trắc nền được lựa chọn tại những khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn ô nhiễm nhằm xác định giá trị nền của các thông số môi trường tự nhiên làm cơ sở để so sánh với quan trắc tác động. Quan trắc tác động: điểm quan trắc tác động được lựa chọn tại những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn ô nhiễm (các nguồn xả chất thải hay cơ sở sản xuất có thể làm ô nhiễm hoặc thay đổi chất lượng môi trường).
Việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường đất quốc gia phải tuân theo các tiêu chí: Điểm quan trắc tại các khu vực đất ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do địa phương điều tra chi tiết, gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm, chưa được bổ sung vào Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do Chính phủ ban hành; Điểm quan trắc tại các khu vực đất ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng sau khi được xử lý, nằm trong Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do Chính phủ ban hành. Thuộc quy hoạch quan trắc tài nguyên nước ngầm; Thuộc vùng kinh tế trọng điểm, ở khu vực cấp huyện có dân số từ 200.000 dân trở lên.Do vậy, quan trắc môi trường đất không cần phải quy hoạch các điểm cố định.
Căn cứ vào số liệu điều tra được gửi về, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, rà soát, cập nhật và xây dựng chương trình quan trắc môi trường đất hàng năm. Để có thể theo dõi diễn biến môi trường đất một cách đầy đủ, bám sát thực tế và cuối cùng là đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của không chỉ các cấp quản lý mà còn của cả xã hội trong thì cần thực hiện quan trắc chất lượng nước theo các quy định trong Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021 về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường, theo đó cần tăng cường tần suất quan trắc và bổ sung các thông số quan trắc.
Theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm đã được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết (tại Điều 14 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) và định kỳ trước ngày 25 tháng 12 hàng năm tổng hợp, gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 08/2022/NĐCP).
Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp, vùng đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp (Ảnh minh họa).
Nguyên tắc thiết lập Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đất quốc gia dựa theo 2 tiêu chí chính: Điểm quan trắc tại các khu vực đất ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do địa phương điều tra chi tiết, gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm, chưa được bổ sung vào Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do Chính phủ ban hành; Điểm quan trắc tại các khu vực đất ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng sau khi được xử lý, nằm trong Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do Chính phủ ban hành. Thuộc quy hoạch quan trắc tài nguyên nước ngầm; Thuộc vùng kinh tế trọng điểm, ở khu vực cấp huyện có dân số từ 200.000 dân trở lên.
Kỹ thuật quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ: Theo thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường, Quy định kỹ thuật quan trắc chất lượng môi trường định kỳ như sau: Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ được thiết kế xây dựng phù hợp với mục tiêu quan trắc môi trường. Việc xác định mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường, thông tin cần thu thập theo yêu cầu của cơ quan nhà nước về môi trường.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương hiện hành và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được xây dựng bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ phải được thiết kế bao gồm việc lập kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm. Để xác định các địa điểm và vị trí quan trắc, phải tiến hành khảo sát hiện trường trước đó. Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mục tiêu chung và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc. Quy mô của vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mật độ lấy mẫu theo không gian, thời gian và tuỳ theo từng loại đất.
Các vị trí quan trắc thường ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên. Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất…) và đảm bảo tính dài hạn của vị trí quan trắc. Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp (chất thải công nghiệp, thành phố, hạ lưu các dòng chảy trong thành phố); vùng đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp; vùng đất thâm canh trong nông nghiệp; vùng đất có nguy cơ mặn hoá, phèn hoá; vùng đất dốc có nguy cơ thoái hoá do xói mòn, rửa trôi;…
Lê Trung
Bình luận