Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học bằng công nghệ viễn thám

Thứ năm, 13/04/2023 05:04

TMO - Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đã hoàn thành việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển.

Riêng vùng Tây Nguyên-Nam Trung Bộ có tới 36 khu vực đa dạng sinh học trọng yếu, hơn 3,76 triệu ha rừng tự nhiên, nhiều trung tâm đặc hữu thực vật, chim, bò sát, ếch nhái với nhiều loài đặc hữu. Ước tính sơ bộ hơn 5.000 loài thực vật, ít nhất 142 loài thú, 448 loài chim, hơn 120 loài bò sát và 84 loài lưỡng cư. Với địa hình đa dạng, khu vực có độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, đa dạng sinh học có nguy cơ suy giảm đáng báo động.

Các địa phương cũng đang có nhiều mô hình hiệu quả trong bảo tồn động vật hoang dã và các hệ sinh thái quan trọng tại miền trung-Tây Nguyên như: Đề án “Xây dựng Đà Nẵng-Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030; Mô hình bảo tồn loài Chà vá chân xám tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai); Bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận); Mô hình bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái san hô Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bình Sơn (Quảng Ngãi)…

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống bản đồ đa dạng sinh học để làm cơ sở thống nhất cho công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn các loài sinh vật và hệ sinh thái. Các bản đồ thường chỉ là sản phẩm của các dự án được thực hiện một cách độc lập ở các địa phương hoặc trung ương và chưa được quản lý một cách thống nhất. Do đó việc xây dựng các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững là hết sức cần thiết.

Bằng công nghệ viễn thám các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đã xây dựng và hiệu chỉnh độ chính xác bản đồ phân bố tiềm năng của các loài động thực vật vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. 

Từ thực tế trên, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Trong đó, đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác và ứng dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu viễn thám phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Đồng thời, sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng và phân tích đánh giá thay đổi phân bố không gian của thảm phủ - rừng bốn giai đoạn: trước 1980 đến 1990, 1990 đến 2000, 2000 đến 2010 và 2010 đến nay (2017-2018); Xây dựng bộ dữ liệu sinh khí hậu sử dụng công nghệ GIS phân tích nội suy; Xây dựng bản đồ đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dựa trên phân tích mô phỏng phân bố loài trong mối tương quan với điều kiện sinh khí hậu và biến đổi thảm phủ rừng. Đồng thời quy hoạch bảo tồn các ‘điểm nóng’ ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Các nhà nghiên cứu đã khai thác nguồn dữ liệu vệ tinh về thảm phủ, biến động rừng trong khu vực, mô phỏng phân bố các loài quý hiếm và xác định các khu vực trọng tâm ưu tiên bảo tồn để các cơ quan và tổ chức trong khu vực nghiên cứu tham khảo và xây dựng các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học và cách tiếp cận mới cho việc lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 174/QĐ–TTg ngày 03/02/2021 của Chính phủ.

Đến nay, đề tài đã có các kết quả quan trọng, xác định được các khu vực trọng tâm ưu tiên bảo tồn bổ sung cho hệ thống rừng đặc dụng hiện có, qua đó tạo cơ sở khoa học phục vụ các kế hoạch bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đáng chú ý, lần đầu tiên ở Việt Nam, dữ liệu tọa độ phân bố của 114 loài/259 loài động, thực vật có tầm quan trọng bảo tồn của khu vực nghiên cứu được tổng hợp. Các nhà khoa học Viện Sinh thái Miền Nam đã xây dựng và hiệu chỉnh độ chính xác bản đồ phân bố tiềm năng của các loài động thực vật, là cơ sở sử dụng để xây dựng bản đồ đa dạng sinh học cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

 

 

V. Anh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline