Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/07/2025 09:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ bảy, 26/07/2025

Hướng dẫn xử lý một số sinh vật gây hại trên cây mắc ca

Thứ năm, 03/07/2025 10:07

TMO - Việc canh tác theo hướng an toàn là yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm mắc ca ra thị trường xuất khẩu. Phòng bệnh tốt sẽ giúp cây mắc ca phát triển ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần xây dựng vùng nguyên liệu mắc ca bền vững tại nhiều địa phương. 

Tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, diện tích trồng mắc ca đang tăng nhanh, nhiều sinh vật gây hại nguy hiểm trên cây mắc ca đã được ghi nhận. Người dân có thể tham khảo hướng dẫn của Viện Khoa học Lâm nghiệp đểxử lý một số sinh vật gây hại trên mắc ca. 

Bệnh xì mủ do nấm Phytophthora cinnamomi gây ra, thường xuất hiện trên thân và cành chính của cây mắc ca từ 3 năm tuổi trở lên. Dấu hiệu dễ nhận biết là các vết nứt dọc thân, chảy nhựa nâu cánh gián, lớp mô vỏ bên trong đổi màu từ nâu sang đen. Cây bị nặng có thể vàng lá, héo rũ và chết khô. Bệnh lây lan mạnh trong điều kiện ẩm ướt, đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 ở các tỉnh Tây Bắc. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây hại đến 20% diện tích, thậm chí làm chết hàng loạt cây.

Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) là loài chích hút nhựa nguy hiểm, gây hại ở cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng. Chúng nhỏ chỉ 4,5–6 mm, màu đen xanh, mắt đỏ, râu dài gấp đôi cơ thể. Trứng bọ xít đẻ trong mô lá và ngọn, ấu trùng chuyển từ màu vàng sang xanh lục qua 5 tuổi.

Để xử lý các sinh vật gây hại, người dân có thể tham khảo các biện pháp giống: Sử dụng các giống mắc ca chất lượng tốt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để trồng trong sản xuất.

Cụ thể: Vùng Tây Nguyên là các giống: OC, 246, 816, 849, A38, A16, QN1 và 856 (Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN, ngày 01 tháng 9 năm 2011, Quyết định số 761/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/3/2019 và Quyết định số 273/QĐ-TCLN-PTR ngày 26/10/2022); Vùng Tây Bắc là các giống: OC, 246, 816, A38 và A16 (Quyết định số 65/QĐ BNN-TCLN, ngày 11 tháng 01 năm 2013, Quyết định số 761/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/3/2019).

Đối với bệnh xì mủ: Thường xuyên theo dõi, tỉa những cành bị bệnh hại nặng, cạo các vết bệnh trên cây và quét vôi thân, cành (từ 1m trở xuống gốc và quét vào thời điểm trước mùa mưa). Đối với bọ xít muỗi: sử dụng vợt côn trùng để thu bắt ấu trùng, bọ xít muỗi trưởng thành và thu lá non, ngọn non, quả non bị hại nặng đem tiêu hủy. Tại Lai Châu, thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và tại Đắk Lắk thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3.

(Ảnh minh họa). 

Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học, đối với bệnh xì mủ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ tiến hành phun khi tỷ lệ hại từ 5% trở lên, sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa nấm đối kháng Trichoderma virens 80% (8 x 107 bào tử/g) + Trichoderma hamatum 20% (2 x 107bào tử/g)/ Trichoderma viride phun hai lần. Nếu sau lần phun thứ nhất điều tra vẫn thấy bệnh gây hại thì phun nhắc lại lần hai (lần hai phun sau lần một từ 10 đến 15 ngày) và liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Đối với bọ xít muỗi: Bảo vệ các loài thiên địch như bọ xít bắt mồi, kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa, nhện, các loài chim ăn côn trùng,... bằng cách để lại những cây hoa ở dưới tán, ven rừng để dẫn dụ và tạo điều kiện để thiên địch đến và hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng thuốc BVTV sinh học chỉ tiến hành phun khi tỷ lệ hại từ 5% trở lên; sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin/Azadirachtin, phun nhắc lại sau từ 7 đến 10 ngày nếu tỷ lệ hại không giảm; liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV hóa học: Đối với bệnh xì mủ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi tỷ lệ hại từ 10% trở lên, sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Phosphorous acid/ Mancozeb 660g/kg + Metalaxyl-M 60g/kg. Nếu sau lần phun thứ nhất điều tra vẫn thấy bệnh gây hại thì phun nhắc lại lần hai (lần hai sau lần một từ 10 đến 15 ngày) và liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với bọ xít muỗi: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi tỷ lệ hại từ 10% trở lên, sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Deltamethrin/ Etofenprox, phun nhắc lại sau từ 7 đến 10 ngày nếu tỷ lệ hại không giảm; liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kỹ thuật phun thuốc: Đối với bệnh xì mủ phun vào buổi sáng, trời khô ráo; phun đều cho toàn bộ số lượng cây, phun ướt toàn bộ thân, cành cây; với địa hình vùng đồi núi tiến hành phun từ chân đồi lên đỉnh đồi và phun xuôi theo chiều gió.

Đối với bọ xít muỗi phun vào buổi sáng khi trời khô ráo; phun đều cho toàn bộ số lượng cây, phun ướt toàn bộ tán lá cây; với địa hình vùng đồi núi tiến hành phun từ chân đồi lên đỉnh đồi, phun xuôi theo chiều gió; với địa hình bằng phẳng phun từ xung quanh vào trong theo hình xoáy trôn ốc.../.

 

 

Lê Anh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline