Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Vườn Quốc gia Cát Tiên chính thức đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Thứ hai, 24/06/2024 14:06

TMO - Vườn Quốc gia Cát Tiên chính thức được Liên minh bảo tồn thiên nhiên (IUCN) trao danh hiệu Danh lục Xanh (Green List). Theo đó, đây là Vườn Quốc gia đầu tiên và là khu bảo tồn thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.    

Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới, với 4 hợp phần, gồm: Quản trị tốt, thiết kế và lập kế hoạch tốt, quản lý hiệu quả và kết quả bảo tồn thành công. Để đánh giá Danh lục Xanh, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học dựa vào 17 tiêu chí, với 50 chỉ số bao trùm cả bốn hợp phần để cung cấp thước đo thành công trong bảo vệ đa dạng sinh học. 

Danh lục xanh IUCN được khởi động tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới IUCN 2016, đến cuối năm 2023 hơn 60 quốc gia tham gia vào cộng đồng Danh lục Xanh IUCN; 77 khu bảo vệ và bảo tồn ở 18 quốc gia trên thế giới đã được chứng nhận Danh lục Xanh, trong đó có Việt Nam với Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (tỉnh Ninh Bình) được công nhận vào năm 2019.

Tại Việt Nam, hiện đang có 10 khu bảo tồn và Vườn Quốc gia (VQG) đang tham gia chương trình này bao gồm: VQG Cát Tiên, VQG Cúc Phương, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, VQG Vũ Quang, VQG Bạch Mã, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, VQG Sông Thanh, VQG Bidoup - Núi Bà, VQG Pù Mát và VQG Côn Đảo. Riêng VQG Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000, với dữ liệu về các quần thể loài động vật quan trọng như bò tót, chim, linh trưởng, hươu và cá sấu.

Khu vực Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên ghi nhận quần thể nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như bò tót, cá sấu... 

Năm 1978, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc thành Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên, có chức năng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, là tiền đề cho Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện nay. VQG Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích khoảng 82.000 ha.  Đây là 1 trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam có tiềm năng đa dạng sinh học với hàng ngàn loài động, thực vật bậc cao, quý hiếm. 

VQG Cát Tiên ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm trong Sách đỏ như voi, bò tót, voọc, vượn đen má vàng, tê tê, culi, gấu, linh miêu, hươu, nai…Nơi đây, còn là ngôi nhà chung của hơn 340 loài chim rừng, chiếm hơn 40% tổng loài chim của Việt Nam. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm thuộc nhóm nguy cấp như chim hồng hoàng, chim trĩ, hạc cổ trắng và công xanh. Tại đây, còn đang có hơn 600 cá thể cá sấu nước ngọt được bảo vệ trong môi trường hoang dã tại Bàu Sấu, một trong những điểm đến mà các du khách, nhà nghiên cứu không thể bỏ quả khi đến với VQG Cát Tiên.

Ngoài động vật, VQG Cát Tiên còn có hệ thực vật rất phong phú với hơn 1.650 loài thân gỗ. Các loài gỗ quý hiếm phải kể đến như cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng hương… Trong đó, có nhiều cây gỗ quý hiếm hàng trăm năm tuổi cao chót vót, tán rộng che chở cho muôn loài chim, thú. Đặc biệt, tại VQG Cát Tiên đang có những cây tùng cổ thụ với đường kính gốc và bộ rễ khổng lồ lên tới hàng chục mét.

Chim hồng hoàng quý hiếm thuộc nhóm nguy cấp được ghi nhận và bảo vệ nghiêm ngặt tại VQG Cát Tiên. 

Việc VQG Cát Tiên đạt danh hiệu này đã đánh dấu một bước ngoặt cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam. Hành trình của VQG Cát Tiên hướng tới Danh lục Xanh IUCN bắt đầu với việc đánh giá các biện pháp bảo tồn, bao gồm bảo vệ các loài đang nguy cấp và gìn giữ sự đa dạng của hệ sinh thái nơi đây. Đồng thời, VQG này cũng thực hiện các dự án phục hồi giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh cảnh và bảo tồn loài. 

Các chương trình và sáng kiến giáo dục môi trường đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, thành viên cộng đồng địa phương cũng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, mang lại cho họ cơ hội phát triển sinh kế bền vững. VQG Cát Tiên cũng đã tăng cường các hoạt động quản lý bằng cách tăng cường khả năng giám sát và thực thi. VQG này đã ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra bảo vệ và giám sát động vật hoang dã. Đội ngũ nhân viên của vườn quốc gia thường xuyên được tập huấn tăng cường năng lực chuyên môn để quản lý và bảo vệ khu vực này một cách hiệu quả. 

Theo đánh giá của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, việc đạt danh hiệu Danh lục Xanh là một minh chứng rõ ràng cho những tiến bộ vượt bậc về công tác quản lý mà VQG Cát Tiên đã đạt được trong hai năm vừa qua. Danh lục Xanh đề ra những tiêu chí khắt khe nhất để đánh giá các hoạt động bảo tồn và công tác quản lý các khu bảo tồn. Do vậy, việc tuân thủ những tiêu chí này sẽ giúp các khu bảo tồn đo lường tiến độ và tác động của các hoạt động, từ đó xác định được các ưu tiên bảo tồn trong tương lai. Trước đó, năm 2019, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận Danh lục Xanh. 

 

 

Đức Tuấn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline