Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 21:05

Tin nóng

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Chủ nhật, 11/05/2025

Ứng dụng khoa học cộng đồng trong thủy văn – tài nguyên nước

Chủ nhật, 13/03/2022 20:03

TMO - Khoa học cộng đồng là phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, có khả năng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham gia của cộng đồng trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin khoa học.

Theo các chuyên gia tại Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ di động, kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu cũng như các phương pháp truyền tải thông tin và tri thức đã mở ra những cơ hội mới cho khoa học cộng đồng. Với sự gia tăng của các thiết bị di động, công nghệ web 2.0, khoa học cộng đồng được áp dụng ngày càng phổ biến để cung cấp thông tin bổ sung và có giá trị trong lĩnh vực thủy văn-tài nguyên nước.

Phụ thuộc vào từng mục tiêu của nghiên cứu, cộng đồng có thể tham gia cung cấp, thu thập các thông tin khác nhau. Các dữ liệu quan trắc có thể là các đại lượng trực tiếp như: mưa, chất lượng nước, mực nước, chất lượng nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đánh giá mối nguy cơ lũ thường sử dụng khoa học cộng đồng để thu thập các thông tin sau trận lũ. Đôi khi, tại thời điểm xảy ra các trận mưa lũ, người tham gia không thu thập thông tin vì lý do an toàn.

Ảnh minh họa

Ứng dụng khoa học cộng đồng trong thu thập các dữ liệu về lũ lụt khá phổ biến ở nhiều châu lục khác nhau. Điều này, trái ngược với bài toán đánh giá rủi ro hạn hán, đây vẫn là những chủ đề tiềm năng trong tương lai. Hầu hết các nghiên cứu về quan trắc, điều tra, khảo sát lũ lụt và theo dõi, đánh giá rủi ro hạn hán đều sử dụng điện thoại thông minh, giúp người tham gia có thể dễ dàng chủ động tham gia vào quá trình quan trắc, điều tra.

Cách tiếp cận khoa học cộng đồng trong các nghiên cứu khoa học vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, mô hình chia sẻ các thông tin về tình hình an toàn giao thông, được phát trên kênh VOV giao thông, cũng là một cách tiếp cận của mô hình “Khoa học cộng đồng”. Cộng đồng và các cơ quan có thể cùng phối hợp, cung cấp các thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông, giúp người tham gia giao thông có thể tránh được khu vực ùn tắc, tìm được cung đường và thời gian đi phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hội nhóm được thành lập để các thành viên có thể chia sẻ các thông tin, cùng nhau giải quyết các thách thức của địa phương như nhóm quản lý đô thị ở Đà Nẵng. Trong lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước, các chuyên gia tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đã giới thiệu mô hình khoa học cộng đồng, cách tiếp cận mới trong khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.

Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về mô hình khoa học cộng đồng và khía cạnh nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước. Những năm gần đây, mô hình này cũng đã được áp dụng trong việc quan trắc mực nước trên Sông Nhuệ dựa vào các bức ảnh được chụp từ cộng đồng và chia sẻ trên fanpage riêng của nhóm, phân loại sử dụng đất, hay phân tích chất lượng nước.

Cụ thể, mô hình này giúp cải thiện độ chính xác và giảm chi phí thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện nay, chưa áp dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu trên điện thoại thông minh, để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác dữ liệu.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh để thu thập các thông tin trong thủy văn-tài nguyên nước. Điều này giúp nâng cao hiểu biết của con người về tài nguyên nước, tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống của người dân, cũng như tăng cường khả năng ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại.

Việt Nam hiện nay cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong điều tra khảo sát, nhất là điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, một số mô hình khoa học cộng đồng cũng đã được áp dụng trong lĩnh vực tài nguyên nước.

 

Hà Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline