Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 22:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm “giải nhiệt” cho cây trồng

Thứ bảy, 20/04/2024 12:04

TMO - Hiện nay, tình trạng nắng nóng và khô hạn khốc liệt đang diễn ra trên nhiều tỉnh thành cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây trồng. Để khắc phục tình trạng thiếu nước, các tỉnh tại Tây Nguyên tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc cho cây cà phê giúp tiết kiệm 70% lượng nước... 

Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng có tổng diện tích cà phê khoảng 639.000ha (chiếm 92% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước). Hiện nay, thay vì trồng đại trà, rất nhiều nông dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã làm quen với việc sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng khô hạn, thiếu nước trầm trọng đã khiến cây cà phê của vùng Tây Nguyên bị ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, sản lượng, chất lượng. Để bảo vệ và chăm sóc cây cà phê phát triển bình thường trong điều kiện khô hạn gay gắt, một số HTX thuộc khu vực Tây Nguyên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, trong đó có mô hình tưới nước phun mưa tận gốc giúp cây cà phê thích ứng với tình hình thời tiết. Đây là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao giá trị sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. Hệ thống tưới phun mưa tận gốc giúp gốc cây cà phê luôn giữ được độ ẩm cần thiết vừa đủ.

Thông tin từ HTX Nông nghiệp - Sản xuất và Thương mại thuộc huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, hiện nay các thành viên trong HTX đã lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tận gốc trên cây cà phê được hơn 40ha. Nhận thấy hệ thống tưới tiết kiệm mang lại nhiều hiệu quả nên các hộ dân nơi đây khi thực hiện tái canh cà phê đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt. Với hệ thống tưới phun mưa tận gốc, người dân đã giảm được chi phí cho vườn cà phê rất lớn, tiết kiệm được 3/4 lượng nước tưới, cũng như tiết kiệm phân bón, nhân công chăm sóc… nhất là trong thời điểm khô hạn.

Công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp cây cà phê phát triển ổn định trong điều kiện thời tiết khô hạn, thiếu nước gay gắt. (Ảnh: TA).

Hay tại khu vực xã Ia Mơ Nông và Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), tình trạng khô hạn đã khiến nguồn nước các sông, ao, hồ ngày càng cạn kiệt. Do hạn chế nguồn nước tưới nên nhiều vườn cà phê nơi đây trở nên úa vàng. Tuy nhiên nhờ hệ thống tưới nước phun mưa, các cây cà phê được cung cấp nước kịp thời đã xanh tươi trở lại.

Trước những hiệu quả mà công nghệ phun mưa tận gốc mang lại, HTX Sản xuất, Thương Mại, Dịch vụ và Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) cho biết, hiện HTX có trên 400ha cà phê của gần 300 hộ thành viên tham gia. Trước tình hình khô hạn ngày càng khốc liệt, việc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm vừa bảo đảm được tài nguyên nước, vừa đạt hiệu quả cao cho vườn cà phê.

Theo đánh giá của các hộ sản xuất đã và đang ứng dụng công nghệ tưới nước phun mưa tận gốc cho cây cà phê, trước đây chưa sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, 1ha cà phê chỉ cho năng suất 15 tấn tươi, còn hiện tại năng suất đạt trên 20 tấn. Đặc biệt hệ thống tưới tiết kiệm giúp các hộ gia đình thuận lợi hơn trong việc chăm sóc cà phê, chi phí thuê nhân công chỉ bằng 1/4 so với trước đây.

Nếu trước đây phải thuê 4 người tưới, hết 800 ngàn đồng/ngày thì hiện tại chỉ cần 1 người tưới là đủ. Từ khi đầu tư công nghệ tưới phun mưa tận gốc đã giảm được rất nhiều công lao động, tiết kiệm được tiền điện và giảm tới 70%  lượng nước tưới so với trước đây. Hệ thống tưới tiết kiệm đang mang lại ưu điểm vượt trội so với phương pháp tưới truyền thống như: Tiết kiệm đến 70% lượng nước tưới, giảm thiểu lượng nước thất thoát dư thừa, tiết kiệm nguồn điện bơm nước, tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động con người. Do không có tình trạng dư thừa nước nên tránh được tình trạng cây trồng bị úng rễ do ngập nước, hạn chế lây lan dịch bệnh, mang tới hiệu quả về kinh tế rất lớn cho người dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây cà phê.

Hiệu quả rõ nét nhất là khi người dân tưới nước theo phương pháp truyền thống phải mất trung bình 400 lít nước cho 1 gốc cà phê, trong khi tưới phun mưa tận gốc sử dụng rất ít nước. Chưa kể, thấy cây cà phê thiếu nước lúc nào thì hệ thống tưới tiết kiệm có thể chủ động đáp ứng kịp thời, giúp cà phê luôn xanh tốt.

Mặc dù hệ thống tưới nước phun mưa tận gốc mang lại nhiều thuận lợi cho người dân nhưng do chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tận gốc khá cao (khoảng hơn 60 triệu đồng) là nguyên nhân chính khiến người dân chưa dám đầu tư. Sau quá trình lắp đặt xong, hệ thống tưới tự động hay bị mất cắp nên các hộ dân lo sợ.  Bên cạnh đó không ít chủ vườn là đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự hiểu và tin vào hiệu quả của công nghệ tưới nước phun mưa tận gốc nên dẫn đến công nghệ tưới này chưa được ứng dụng rộng rãi.

Trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển các cây trồng khác cũng như cây cà phê, giúp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng đồng thời quá trình sinh trưởng của cây luôn ổn định, các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), từ đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng an toàn, hiện đại, chuyên canh tập trung, và phát triển bền vững.

 

 

Ánh Dương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline