Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 02:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải thành năng lượng

Thứ hai, 03/10/2022 07:10

TMO - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khởi động Dự án xử lý chất thải thành năng lượng, theo công nghệ tiên tiến của Nhật.

Dự án Xử lý chất thải y tế - Xử lý chất thải sinh hoạt thành năng lượng tại Quảng Ninh bao gồm: Xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế… Quảng Ninh được xác định là địa phương đầu tiên đốt chất thải y tế phát điện ở Việt Nam.

Dự án được thực hiện tại khu xử lý rác Khe Giang, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh bằng hình thức đầu tư liên doanh. UBND tỉnh đã đồng ý để liên doanh gồm: Công ty Việt Long (tại Quảng Ninh) - Công ty Chodai - Tập đoàn Maeda (của Nhật Bản) nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải y tế - chất thải sinh hoạt thành năng lượng. 

Tỉnh Quảng Ninh vừa khởi động dự án đốt rác phát điện. Ảnh: PC 

Dự án dựa trên nền tảng công nghệ mới đã được áp dụng tại Thái Lan từ các đối tác Nhật Bản. Rác thải sẽ được đốt, thu hồi nhiệt để chạy tua bin phát điện. Đây là 1 trong số 14 dự án mà Nhà nước Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài theo Quỹ triển khai kinh doanh để mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng chất lượng cao ra nước ngoài của Chính phủ, trong năm tài khóa 2022. 

Đây là công nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất hiện nay vì có thể xử lý chung cả chất thải y tế và chất thải sinh hoạt, thu hồi nhiệt để chạy tua bin phát điện. Đây cũng là dự án tái tạo năng lượng có thể giảm thiểu phát thải nhà kính qua việc phát điện, đóng góp vào chủ trương trung hoà khí cacbon của Chính phủ Việt Nam.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2021 là hơn 8.567 tấn/năm; năm 2022 đến thời điểm hiện tại là trên 1.000 tấn/ tháng. Trong đó 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (tương đương 787 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; mới chỉ 26% tổng lượng CTRSH (tương đương 295 tấn/ngày) được xử lý bằng công nghệ đốt; 2-4% lượng CTRSH (tương đương 22 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp tái chế thu hồi nhựa, chế biến phân compost.

Còn đối chất thải nguy hại, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2021 là hơn 8.567 tấn/năm. Trong đó, lượng chất thải lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm là hơn 531,5 tấn (chiếm khoảng 6,2%); ngoài ra, lượng chất thải y tế thông thường là gần 2.412 tấn. Hiện 99,84% lượng chất thải nguy hại được các chủ nguồn thải hợp đồng với các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cấp phép vận chuyển, xử lý; 0,16% lượng chất thải nguy hại còn lại (tương đương gần 14 tấn) được thu gom, lưu kho đảm bảo theo quy định chờ xử lý.

Dự kiến, đến năm 2030, lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh sẽ phát sinh khoảng 862.000 tấn/năm (gấp khoảng 2 lần hiện nay); khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 1.585.000 tấn/năm, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 4.550 tấn/năm, khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh khoảng 211.000 tấn/năm, khối lượng phân bùn bể tự hoại và bùn thải hệ thống thoát nước phát sinh khoảng 100.000 tấn/năm.

Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, đánh giá lại công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách chi tiết, cụ thể, mang tính đồng bộ cao, từ công tác lập quy hoạch đến bố trí các điểm trung chuyển, điểm đấu nối, phân công trách nhiệm, công nghệ xử lý...

Quảng Ninh hiện đang tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư các dự án xử lý rác theo hướng hiện đại, liên vùng; phấn đấu đến năm 2030, 100% các loại chất thải rắn phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa việc chôn lấp.

 

 

Hồng Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline