Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc thủy sản

Thứ tư, 13/03/2024 08:03

TMO - Cùng với các địa phương trên cả nước nỗ lực chung tay tháo gỡ “thẻ vàng IUU”, thời gian qua tỉnh Khánh Hoà yêu cầu các đơn vị, cá nhân đẩy mạnh sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản..

Thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, đến hết năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 3.200 tàu cá, trong đó, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác xa bờ là 700 chiếc. Từ năm 2018 đến nay, Khánh Hòa chỉ ghi nhận 1 trường hợp tàu cá vi phạm khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thời gian qua, không ghi nhận trường hợp nào có vi phạm ở vùng biển nước ngoài.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, xử lý, xử phạt các tàu khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), các cấp chính quyền cùng các đơn vị, tổ chức, cá nhân, ngư dân khai thác hải sản tại tỉnh Khánh Hoà đã quyết tâm, nỗ lực cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” IUU. Đến nay ngư dân trong tỉnh đã nhận thức được tình trạng khai thác IUU là hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.

Để hạn chế và tránh tình trạng khai thác hải sản trái phép tiếp tục xảy ra, tỉnh Khánh Hòa đã đẩy mạnh triển khai hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (hệ thống CDT VN). Đây là phần mềm dùng chung, được cài đặt và sử dụng bằng điện thoại thông minh, nhằm cung cấp đầy đủ quy trình và chức năng khai báo theo quy định. Ứng dụng được thiết kế khá đơn giản, dễ hiểu nên ngư dân dễ dàng sử dụng.

Khánh Hoà đẩy mạnh ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản để tránh tình trạng khai thác trái phép. 

Cụ thể, trong phần mềm có các chức năng, quản lý tàu cá xuất cảng, ghi nhận dữ liệu ban đầu về tàu và thuyền viên; ghi chép sản lượng khai thác tại thời điểm đánh bắt thông qua thiết bị nhật ký điện tử. Cùng với đó, việc quản lý tàu vào cảng, cập nhật sản lượng khai thác, giám sát sản lượng lên cảng, cấp biên nhận bốc dỡ, mua cá tại cảng; cấp giấy xác nhận và giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu cho nhà máy chế biến..., cũng được tích hợp trong hệ thống CDT VN. Đặc biệt, phần mềm này còn hỗ trợ ghi nhật ký khai thác và nhật ký chuyển tải sản phẩm khai thác trong môi trường không có Internet, tự động đồng bộ khi tàu cập cảng và kết nối Internet.

Ban chỉ đạo IUU tỉnh  Khánh Hoà đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng thực hiện kiểm tra, xét duyệt xuất bến, cập bến trên hệ thống CDT VN. Các đơn vị này phải hướng dẫn, hỗ trợ chủ tàu, thuyền trưởng đăng nhập tài khoản và thực hiện các thủ tục xuất, nhập bến trên hệ thống CDT VN.

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố ven biển phối hợp với Chi cục Thủy sản, các trạm kiểm ngư địa phương tuyên truyền đến các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá thực hiện cài đặt và sử dụng hệ thống CDT VN để thực hiện các hoạt động khai báo xuất, cập bến và sản lượng theo quy định.

Đối với Chi cục Thủy sản, phải hướng dẫn các cơ quan liên quan cài đặt và sử dụng hệ thống CDT VN, thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác trên hệ thống này theo quy định. Đối với việc thực thi pháp luật, xử lý vi phạm khai thác hải sản, thuỷ sản trái phép, UBND tỉnh Khánh Hòa kiên quyết chấm dứt tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời trước ngày 30/4/2024, Khánh Hòa sẽ mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm 100% hành vi khai thác IUU theo quy định.

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hoà đã lắp đặt thiết bị giám sát cho 658/660 tàu cá. Khánh Hòa sẽ tiếp tục vận động, hướng dẫn ngư dân trang bị, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với các tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.  UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết trong năm 2023, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt gần 119.000 tấn, tăng 1,7% so với năm 2022, trong đó thủy sản khai thác trong tự nhiên đạt hơn 101.000 tấn, chủ yếu là các loại hải sản.

Khánh Hoà là một trong những đại phương đứng đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, phần mềm tiên tiến để truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, chống khai thác IUU. Kết quả của việc áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ tỉnh Khánh Hoà sẽ là kiểu mẫu để nhân rộng ra các địa phương, hướng tới mục tiêu thủy/hải sản đánh bắt có nguồn gốc minh bạch, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

 

 

Minh Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline