Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Thứ hai, 02/10/2023 07:10

TMO - Với hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, việc ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn di sản trên cả nước. Cũng từ quá trình này, đã và đang hình thành nên loại hình di sản số.

Vừa qua, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ra mắt không gian triển lãm số Mộc bản triều Nguyễn. Sau khi ra mắt không gian triển lãm số này, lần đầu tiên tại một trung tâm lưu trữ quốc gia ở nước ta, người tham dự được trải nghiệm ứng dụng Hologram (kỹ thuật chụp lại và tái dựng hình ảnh 3 chiều của vật thể) để hiểu về câu chuyện mộc bản, công nghệ 3D Mapping để xem quy trình biên soạn và khắc in Mộc bản, sử dụng công nghệ thực tế ảo VR 360, quét mã QR Code để xem thông tin trưng bày về lịch sử hình thành mộc bản dưới triều Nguyễn; “Quy trình biên soạn và khắc in mộc bản”; “Thiên hùng ca sử Việt”, những tác phẩm bất hủ “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo”...

Đồng thời, người tham gia sẽ cùng nhau trao đổi về chuyển đổi số trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ thông qua tọa đàm với sự tham dự của các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ và công nghệ. Thông qua phòng trưng bày ảo, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV mong muốn mang di sản tư liệu mộc bản triều Nguyễn đến gần với những người quan tâm đến sử Việt. Từ đó, kết nối các nhà nghiên cứu, người làm công tác giáo dục, văn hóa nghệ thuật… cùng quan tâm lịch sử để phát huy giá trị lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Không gian trưng bày ảo và các công cụ hỗ trợ trên giao diện web giúp người xem có thể tiếp cận tư liệu trực quan. 

Việc chuyển đổi từ tư liệu truyền thống sang tư liệu số là một bước tiến mới. Việc xây dựng hệ thống cở sở dữ liệu quy mô, các hoạt động đẩy mạnh việc công bố, tuyên truyền, triển lãm tài liệu lưu trữ trên môi trường mạng, việc ứng dụng các công nghệ mới nhất đã làm cho Lưu trữ Việt Nam tự hào trở thành một trong những nền lưu trữ tiên tiến trên thế giới.

Mộc bản triều Nguyễn là khối tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm gồm 34.555 mộc bản khắc chữ Hán. Nội dung của Mộc bản triều Nguyễn phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, thời Nguyễn. Chúng được khắc trên gỗ và được sử dụng để in sách ở Việt Nam trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Năm 2009, UNESCO đã vinh danh Mộc bản Triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Hoạt động phát huy giá trị tài liệu Mộc bản, Châu bản thể hiện cả dòng chảy lịch sử Việt Nam, thể hiện truyền thống lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia. Việc sử dụng công nghệ số tái hiện lại lịch sử hình thành, quy trình biên soạn, khắc ghi Mộc bản, đặc biệt là thông tin trên Mộc bản - bản hùng ca sử Việt, giúp công chúng có thể tiếp cận gần như nguyên bản Mộc bản.

Nguồn lực di sản của Việt Nam vô cùng dồi dào, trải dài theo chiều dài lịch sử đất nước. Việc số hóa cần được tiến hành song song với ứng dụng công nghệ, đầu tư, khai thác để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Vì vậy, cần một chiến lược và kế hoạch tổng thể thúc đẩy bảo tồn, phát huy giá trị nguồn lực di sản. Cái bắt tay giữa di sản và công nghệ đang thúc đẩy sự hình thành các khái niệm mới về di sản phái sinh, chưa từng được luật hóa và cần có hệ thống luật pháp kèm theo.

Từ đó sẽ có cơ chế thúc đẩy những người làm nghiên cứu có những sản phẩm tốt, người làm công nghệ sẽ có những sản phẩm số hóa mang tính ứng dụng cao trong đời sống, lúc đó di sản mới thật sự phát huy được giá trị. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu, đưa khái niệm di sản số trở thành một khái niệm chính thức trong Luật Di sản. Khi đã được luật hóa, các chính sách đầu tư, thiết kế, bản quyền, an ninh mạng, vấn đề thương mại hóa sản phẩm sẽ góp phần thúc đẩy số hóa di sản.

Mục tiêu của chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất. Hiện nay, Việt Nam chưa có chuyên ngành đào tạo di sản số hóa. Các cơ quan nhà nước được đầu tư về kết cấu hạ tầng nhưng nguồn lực con người cũng như năng lực triển khai số hóa hạn chế, cán bộ chủ yếu là chuyên gia nghiên cứu hoặc làm công tác quản lý mà chưa rành rõ về làm công nghệ.

 

 

Lê An 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline