Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu tài nguyên môi trường

Thứ ba, 22/08/2023 08:08

TMO - Chương trình chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường đã xác định 8 nhóm giải pháp, trong đó nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là nhóm giải pháp có vai trò quan trọng, là tiền đề để triển khai các nhiệm vụ, cần được ưu tiên thực hiện.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã  thực hiện cung cấp các dịch vụ công, các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, CSDL đất đai, CSDL Quốc gia về dân cư được kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử cho các địa phương; Hoàn thành các nhiệm vụ trong   Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06/CP).

Bên cạnh đó, Bộ đã triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thông qua nâng cấp, quản lý tập trung tại các Trung tâm dữ liệu, sử dụng công nghệ điện toán đám mây, có khả năng mở rộng linh hoạt, khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, cung cấp tài nguyên lưu trữ, tính toán đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị thuộc Bộ, hỗ trợ các Sở TN&MT; Triển khai chữ ký số, chứng thư số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Về xây dựng CSDL quốc gia chuyên ngành tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các Đề án xây dựng, hoàn thiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt về công tác CSDL đất đai Quốc gia, hiện nay tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng, trong đó 219/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng CSDL địa chính và đưa vào quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng.

Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG) đã hoàn thành CSDL đất đai của 231 đơn vị cấp huyện của 28 tỉnh, thành phố (với đầy đủ 4 thành phần: địa chính, thống kê kiểm kê đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và giá đất). Như vậy, tổng số CSDL đất đai đến tháng 6/2023 hoàn thành là 429/705 huyện.

Bộ TN&MT đã triển khai, vận hành nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh (LGSP), bảo đảm an toàn thông tin, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và các hệ thống thông tin của Bộ với 218 dịch vụ, 938.424 giao dịch trong tháng 6/2023, tổng số năm 2023: 5.396.420 giao dịch; số lượng văn bản điện tử (ký số) gửi, nhận đến tháng 6/2023 là 28.119 văn bản trên Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng kết nối, liên thông nội bộ... 

Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. 

Để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định kỹ thuật tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phát triển hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra trọng tâm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, trong đó, tập trung triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử ngành TN&MT theo Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Chiến lược quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số; Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia...

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch của Bộ TN&MT triển khai thực hiện Đề án 06/CP và phối hợp với UBND TP. Hà Nội, tỉnh Hà Nam triển khai điểm làm giàu, làm sạch, cập nhật, quản lý dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở, địa chỉ số trong Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản tại 04 đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Hà Nam (2 huyện), thành phố Hà Nội (2 huyện); Triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực số, thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ: "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số và chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021 - 2025" và thực hiện tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức để chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

Chương trình chuyển đổi số ngành TN&MT đã xác định 8 nhóm giải pháp, cụ thể bao gồm: Chuyển đổi nhận thức; Xây dựng cơ chế chính sách, cải cách hành chính; Hợp tác quốc tế; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, phát triển nguồn nhân lực; Cơ chế tài chính; Cơ chế thực thi và đo lường, giám sát, đánh giá triển khai; Đẩy mạnh xã hội hóa trong chuyển đổi số tài nguyên và môi trường. Trong 8 nhóm giải pháp đó, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là nhóm giải pháp có vai trò quan trọng, là tiền đề để triển khai các nhiệm vụ, cần được ưu tiên thực hiện. Bộ TN&MT đã phê duyệt 6 Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ, trong đó dành riêng 1 Chương trình khoa học và công nghệ TNMT.04/21-25 về “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong xây dựng, phát triển Chính phủ số và Chuyển đổi số ngành TN&MT giai đoạn 2021 - 2025”.

Theo đó, căn cứ vào Chương trình chuyển đổi số ngành TN&MT, yêu cầu, định hướng của Chính phủ, sự phát triển của công nghệ, nhiệm vụ đặt ra là tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN TNMT.04/21-25 và đề xuất tiếp tục các hướng trọng tâm gồm: Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học để hoàn thiện và triển khai có hiệu quả thể chế, quy định pháp luật, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT.

Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng số, nền tảng số, dịch vụ số, an toàn thông tin trên không gian mạng để thực hiện định hướng chuyển đổi số quốc gia và Chương trình chuyển đổi số ngành TN&MT. Nghiên cứu khoa học dữ liệu, các giải pháp, mô hình mới, trong thu nhận, quản lý, khai thác, chia sẻ dữ liệu, sử dụng khai phá dữ liệu của hệ thống CSDL về TN&MT là cơ sở chuyển đổi số trong phương thức làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số; đóng vai trò là nguồn tài nguyên số của quốc gia cho phát triển KT-XH.

Báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022 (DTI 2022) vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cho thấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp thứ 3 trong tổng số 17 Bộ, ngành. Đáng chú ý, trong năm 2022 Bộ TN&MT đã chính thức Kết nối hệ thống Cơ sở dữ liệu đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hệ thống đã được hoàn thành về cấu trúc, mô hình và nền tảng công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ cơ sở dữ liệu đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, đã thực hiện thành công hằng nghìn giao dịch và khai thác, tra cứu, xác thực thông tin điện tử dữ liệu thông tin đất đai và dân cư đạt mức độ 4. Nâng cao hiệu quả vận hành của toàn Hệ thống, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an đã chính thức ký kết kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2022 - 2026. Đây là một trong nhiều hoạt động nổi bật của tổng thể kết quả cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường và liên ngành được triển khai mạnh mẽ, toàn diện.

 

 

Hoài Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline