Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 15:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Ứng dụng công nghệ thông minh quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng

Thứ bảy, 27/04/2024 07:04

TMO - Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tỉnh Đắk Nông, việc ứng dụng công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như giám sát, quản lý đa dạng sinh học.

Để triển khai đồng bộ công cụ SMART tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, Cục Lâm nghiệp đã có văn bản số 249/LN/ĐDPH ngày 19/6/2023 về việc triển khai bộ công cụ SMART, trong đó thống nhất áp dụng mô hình dữ liệu dùng chung và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các bên liên quan. Công cụ SMART được xây dựng nhằm cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn thiên nhiên. 

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đang quản lý, bảo vệ 23.296,47ha diện tích tự nhiên, nằm trên địa giới hành chính 10 xã, thuộc 3 huyện Đắk Song; Krông Nô và Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông. Theo kết quả ghi nhận của các nhà khoa học vào năm 2023, hệ thực vật rừng Nam Nung vô cùng đa dạng, phong phú, với 881 loài, 541 chi và 175 họ thực vật, trong đó có 75 loài quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, sao đen, dầu mít, sến mủ, sồi ba cạnh... Hệ động vật cũng phong phú với 297 loài, 29 bộ và 93 họ động vật có xương sống. Đây là nơi sinh sống của một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ của Việt Nam.

Vì vậy để tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, các đơn vị chức năng, quản lý rừng đã tích cực ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh để thuận lợi trong việc giám sát, bảo vệ rừng chặt chẽ. Cụ thể, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã mở các lớp tập huấn ứng dụng công cụ SMART vào tuần tra, bảo vệ rừng.  Theo đó, các học viên được hướng dẫn cách thiết lập các hoạt động tuần tra, thu thập và quản lý dữ liệu tuần tra, cũng như xây dựng các báo cáo trên hệ thống thông qua dữ liệu thu thập từ bộ công cụ SMART.

Bên cạnh đó, các học viên tham gia còn trực tiếp được hướng dẫn thực hành việc quản lý dữ liệu, xây dựng báo cáo trên mô hình dữ liệu mẫu; cách cài đặt và sử dụng phần mềm SMART trên nền tảng máy tính bàn và điện thoại thông minh; cách vận hành, quản lý dữ liệu, xử lý các lỗi kỹ thuật, khai thác dữ liệu với các phiên bản SMART mới để phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học tại đơn vị. Ưu điểm của bộ công cụ SMART là số liệu chính xác, không thể chỉnh sửa, có thể xuất tư liệu bất cứ lúc nào, ban lãnh đạo ở tại đơn vị cũng có thể giám sát được quá trình tuần tra một cách chính xác.

Lực lượng chức năng, lực lượng chuyên trách Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung được hướng dẫn về cách sử dụng ứng dụng SMART. Ảnh: CH.

Đặc biệt trong thời đại 4.0 thì việc áp dụng bộ công cụ SMART vào công tác quản lý, bảo vệ rừng sẽ đem lại hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với phương pháp truyền thống. Cụ thể, thuận tiện hơn cho lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng để từ đó có các biện pháp điều hành, chỉ đạo, nâng cao năng lực quản lý của đơn vị; kịp thời xây dựng kế hoạch ngăn chặn các nguy cơ xâm hại đến tài nguyên rừng; đề ra các chương trình, dự án để phục vụ cho nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại đơn vị, đồng thời giải quyết được bất cập trong việc lưu trữ hồ sơ trước đây, có thể kết nối đồng bộ dữ liệu thông qua hệ thống công nghệ, tạo sự minh bạch và khách quan đối với hoạt động toàn đơn vị.

Còn đối với cán bộ tuần tra rừng, trong quá trình tuần tra nếu phát hiện vụ việc xâm hại rừng sẽ cập nhật lên bản đồ của cơ sở dữ liệu và bản đồ trên điện thoại thông minh các thông tin về số lượng thành viên tổ tuần tra, tuyến đường đi, vị trí của tổ tuần tra trong quá trình di chuyển. Nếu trong quá trình tuần tra phát hiện hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng thì trong cơ sở dữ liệu sẽ tổng hợp chung tất cả các hành vi, đối tượng tác động, phạm vi tác động, mức độ thiệt hại… Kết thúc tuần tra, tổ công tác chỉ cần bấm lưu là toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ thành một tập tin, sau đó gửi về phòng kỹ thuật xuất ra trở thành một báo cáo hoàn chỉnh.

Trong khi đó trước đây trong quá trình tuần tra, khi phát hiện vụ việc xâm hại rừng, tác động đa dạng sinh học khu bảo tồn thì tổ tuần tra phải thực hiện các công đoạn bằng thủ công, ghi chép các số liệu bằng giấy viết tay, thậm chí nhiều lúc gặp mưa lớn các tài liệu còn bị ướt, làm hư hỏng. Việc này gây khó khăn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, chưa kể các số liệu khi lưu trữ, lập báo cáo cũng gặp không ít khó khăn.

Từ  khi triển khai áp dụng bộ công cụ SMART vào việc quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra đã mang lại nhiều thuận lợi. SMART là công cụ hữu hiệu, hỗ trợ đắc lực cho chủ rừng trong việc quản lý, giám sát bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, từ đó xây dựng các kế hoạch tuần tra, kiểm soát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tại đơn vị ngày càng tốt hơn.

Ứng dụng SMART được xem là giải pháp cấp thiết nhằm tăng cường chất lượng quản lý nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tỉnh Đắk Nông. Qua đó, giúp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng tiếp cận kịp thời với khoa học công nghệ và giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ rừng bền vững.

 

 

Ngọc Lan

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline