Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/04/2025 16:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 06/04/2025

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và bảo vệ rừng

Thứ ba, 20/06/2023 06:06

TMO - Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển đổi số đã đem lại sự thống nhất, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…Nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao... 

Tại Đồng Nai thời gian qua các cơ quan, đơn vị trong ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Tại khu vực rừng phòng hộ Xuân Lộc, Ban quản lý rừng phòng hộ đã ứng dụng các phần mềm Mapinfo, Global mapper, Mapsource, Google earth… để xây dựng các bản đồ trong quản lý đất đai, theo dõi và cập nhật diễn biến rừng, thiết kế các hạng mục lâm sinh, PCCCR; sử dụng các phần mềm như Lucus map trên điện thoại thông minh phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, giảm thiểu việc sử dụng bản đồ giấy.

Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng thiết bị bay flycam để xác định sự thay đổi diễn biến rừng, sự phát triển của cây rừng và thuận tiện trong công tác QLBVR, PCCCR; sử dụng camera, bẫy ảnh để mật phục ghi lại hình ảnh đối với hành vi xâm hại rừng…

Tại khu vực rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong theo dõi, giám sát hiện trạng rừng.  

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng đơn vị đã thành lập tổ công nghệ thông tin và triển khai nhiều cách làm sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin  vào công tác QLBVR và PCCCR. Cụ thể, Khu bảo tồn đã sử dụng máy định vị GPS cầm tay để ghi nhận tọa độ các điểm xảy ra hành vi xâm phạm rừng (như bẫy, đú…), dấu vết động vật rừng và các loài thực vật rừng quý hiếm. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để bộ phận chuyên môn tiến hành xây dựng các loại bản đồ phân bố bẫy, đú, động, thực vật rừng. Từ đó giúp cho đơn vị nắm rõ được các khu vực thường xảy ra các vi phạm về bảo vệ rừng; vị trí thường xuyên xuất hiện các loài động vật rừng và địa điểm phân bố loài thực vật rừng quý hiếm để đưa ra giải pháp kịp thời nhằm thực hiện tốt công tác QLBVR.

Bên cạnh đó, Khu bảo tồn đã ứng dụng các phần mềm bản đồ trên máy tính (Mapinfo, QGIS, Global Mapper) và điện thoại (Locus Map, GeoPfes) để hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng trong quá trình tuần tra, kiểm tra rừng được thuận lợi hơn và giúp tra cứu các thông tin một cách nhanh nhất liên quan đến vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu), trạng thái rừng hoặc xác định các điểm có dấu hiệu biến động rừng, khu vực nghi ngờ xảy ra cháy rừng…

Thời gian tới, ngành Lâm nghiệp tỉnh sẽ ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là các phần mềm nhằm nâng cao chất lượng và cung cấp đầy đủ, kịp thời, liên tục thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng, thông tin biến động diện tích rừng tại Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của công tác QLBVR trong thời kỳ mới. Tăng cường năng lực PCCCR tỉnh Đồng Nai thông qua đầu tư lắp đặt hệ thống tháp quan trắc cháy rừng bằng camera chuyên dụng để phát hiện sớm cháy rừng, nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng của địa phương, chủ động dập tắt các đám cháy rừng ngay từ khi mới hình thành, không để xảy ra cháy lớn.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai là 199.870 ha, trong đó diện tích có rừng là 172.455 ha (rừng tự nhiên 123.939 ha, rừng trồng 48.516 ha) và 27.415 ha diện tích chưa thành rừng. Tỷ lệ che phủ rừng: năm 1999 là 25,48%, năm 2022 đạt 29,24% (tăng 3,76% so với năm 1999); đảm bảo chỉ tiêu theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra (28,3%). Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các nguồn lực hỗ trợ khác, Chi cục Kiểm lâm ưu tiên đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý rừng.

Cụ thể, cập nhật theo dõi diễn biến rừng, xây dựng bản đồ trồng rừng, bản đồ xác nhận hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phục vụ cho công tác chuyển mục đích sử dụng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, phòng cháy chữa cháy rừng… bằng các phần mềm Mapinfor, MapSource, Microstation, Arcview. Cập nhật các lô rừng có biến động trong từng năm vào cơ sở dữ liệu, số hóa thông tin, giúp cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quản lý rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả; đồng thời các cơ quan từ tỉnh đến huyện, xã cũng dễ dàng theo dõi quản lý, bảo vệ rừng. 

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline