Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thứ năm, 23/02/2023 07:02

TMO - Thời gian tới, ngành lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm kê, sử dụng các phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng và quản lý cây xanh.

Giai đoạn 2021 - 2025, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên phấn đấu thực hiện trồng rừng tập trung 3.700 ha, khoán bảo vệ 26.500 ha rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 6.600 ha, ổn định tỷ lệ che phủ rừng theo tiêu chí mới từ 46% trở lên. Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, năm 2023, tỉnh có kế hoạch trồng mới trên 3.000ha rừng tập trung (trong đó trồng 245ha rừng phòng hộ, trồng 3.190ha rừng sản xuất), ổn định tỷ lệ che phủ rừng từ 46% trở lên.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên tăng cường chuyển đổi số trong lâm nghiệp, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng như: Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ, kiểm kê, điều tra rừng; phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng, cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của rừng để phát triển du lịch sinh thái…

Ngành lâm nghiệp tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: BTN. 

Theo đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với đơn vị chức năng triển khai xây dựng phần mềm quản lý cây xanh - Thái Nguyên Smart Trees. Ứng dụng có nhiều tính năng như: Cập nhật, chỉnh sửa thông tin cây xanh; lấy tọa độ và hình ảnh cây ngay tại hiện trường; hỗ trợ nhập nhanh số lượng lớn cây phân tán chỉ bằng một lần thao tác; tra cứu, tìm kiếm nhanh, tìm kiếm nâng cao; quét mã QR để truy xuất thông tin cây xanh...

Mỗi cây xanh trồng mới đều được cập nhật và có 1 mã QR riêng để giám sát, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, di dời của cây. Thông qua ứng dụng này, người dân khi phát hiện các vấn đề liên quan tới cây xanh có thể gửi thông tin và hình ảnh phản ánh để cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý. Số lượng cây xanh được cập nhật lên phần mềm quản lý cây xanh ThaiNguyen SmartTrees từ năm 2021 đến nay là 6,35 triệu cây, trong đó: 1,98 triệu cây xanh phân tán, 4,37 triệu cây trồng rừng tập trung. Trong tháng 01/2023 trên địa bàn tỉnh không có vụ cháy rừng hay phá rừng nào xảy ra. 

Đặc biệt, để cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tỉnh Thái Nguyên đã trang bị biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng điện tử tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rứng cao. Biển báo này được thiết kế thể hiện 5 cấp dự báo cháy rừng, đồng thời tự động thu nhận các yếu tố khí tượng để tính toán cấp dự báo cháy rừng và điều khiển kim quay.

Người quản lý có thể điều khiển biển thông qua ứng dụng trên điện thoại di động thông minh. Biển có chế độ hoạt động tự động, tích hợp cảm biến, cứ một khoảng thời gian nhất định được cài đặt sẽ tự động thu nhận các dữ liệu về khí tượng từ cảm biến ở thời điểm hiện tại theo thời gian thực để tính cấp dự báo cháy rừng. Sau khi tính cấp dự báo cháy rừng, biển sẽ tự động điều khiển động cơ quay kim đến vị trí cấp tương ứng trên biển.

Cùng với ứng dụng Thai Nguyen SmartTrees, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cũng ứng dụng công nghệ DND mã vạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh; phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng; hệ thống quan trắc môi trường; truy xuất nguồn gốc, chứng nhận xuất xứ rừng trồng...

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng thời gian qua, Chi cục sẽ đẩy mạnh triển khai xây dựng các phần mềm quản lý, xây dựng bản đồ số lâm nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, Chi cục sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đối với cán bộ, người dân, doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm cung cấp dữ liệu, thông tin về quy hoạch 3 loại rừng.

 

 

Thanh Hải 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline