Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 07:01
Thứ năm, 05/01/2023 08:01
TMO - Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ vượt trội đặc biệt là đưa vào sử dụng chế phẩm sinh học đã hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường. Chế phẩm sinh học vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính,... Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” được triển khai thí điểm triển khai thực hiện trên địa bàn các tỉnh/thành phố.
Tại Hải Dương, Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm đầu mối và lựa chọn hộ chăn nuôi để làm mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh. Bộ chế phẩm sinh học có thể sử dụng theo chuỗi giá trị từ thức ăn đầu vào, khử mùi hôi chuồng trại, phòng chống dịch bệnh cho đến xử lý chất thải. Sản phẩm đã đem lại tác dụng tổng hợp và đã thực hiện thành công tại các mô hình thí điểm chăn nuôi an toàn sinh học.
Bên cạnh đó, người dân có thể dùng để xử lý xác động vật chết vì dịch bệnh trong chu trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo chuỗi. Thay vì tiêu hủy, kèm theo hệ lụy gây ô nhiễm, phát tán mầm bệnh, bà con có thể thuỷ phân, để tạo thành nguồn thức ăn bổ sung cho vật nuôi hay phân bón cao đạm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Chế phẩm sinh học vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (Ảnh minh họa)
Theo đó, sau thời gian triển khai kết quả cho thấy các mô hình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản này đều cho kết quả vượt trội. Vật nuôi tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh; không khí chuồng trại chăn nuôi an toàn, khô thoáng, hết mùi hôi, không gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi và khu vực xung quanh. Ao nuôi ít tảo, không bị ô nhiễm, đảm bảo cho cá phát triển tốt.
Chất lượng thịt gà, lợn, cá đều cải thiện rõ rệt, được người tiêu dùng đánh giá ngon hơn. Các chất thải chăn nuôi, bùn thải và xác vật nuôi đều được tận dụng xử lý thành phân bón hay thức ăn bổ sung cho vật nuôi rất hiệu quả. Các hộ gia đình tại khu vực thực hiện mô hình đều rất phấn khởi, hào hứng muốn thực hiện quy trình chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản đồng bộ và đảm bảo an toàn sinh học này.
Trên cơ sở những mô hình thí điểm thành công tại một số tỉnh thành, chúng tôi có kế hoạch sẽ triển khai Chương trình “Ứng dụng công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân phát triển triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” trên 63 tỉnh, thành. Trước mắt, trong năm 2023, chúng tôi dự kiến sẽ nhân rộng mô hình tại các tỉnh đã thí điểm thành công như Hải Dương, Hoà Bình, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Phòng và triển khai tiếp tại các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hoá, Thái Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tuần hoàn theo đúng định hướng của Chương trình.
Lê An
Bình luận