Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 02:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Ứng dụng công nghệ nuôi sinh vật biển ở quy mô lớn

Thứ hai, 25/04/2022 19:04

TMO - Mới đây, Viện Hải dương học (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa hoàn thành công tác thiết kế, lắp đặt và vận hành tổ hợp các bể nuôi sinh vật biển cỡ lớn thuộc khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa tại Bảo tàng Hải dương học.

Tổ hợp bể nuôi sinh vật biển cỡ lớn này được thiết kế nhằm mục tiêu trưng bày giới thiệu những thành quả ứng dụng khoa học công nghệ nuôi sinh vật biển của Viện cũng như sự phong phú về tài nguyên biển ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với chủ đề “sức sống đại dương", tổ hợp các bể nuôi cỡ lớn với công nghệ và thiết bị hiện đại này đã khắc hoạ sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp thế giới sinh vật biển của các hệ sinh thái đáy đặc trưng cho biển đảo Việt Nam nói chung và quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nói riêng.

Không gian bể nuôi ứng dụng công nghệ nuôi sinh vật biển 

Các thiết bị được đầu tư trong hệ thống bể nuôi này khá hiện đại với các bể kính cường lực cao nhập ngoại, hệ thống lọc tách bọt (protein skimmer) tuần hoàn tự động, hệ thống lọc cát, lọc sinh học, máy sục khí luân phiên, máy sục ozone và hệ thống đèn UV khử trùng.

Các bể nuôi lắp đặt, vận hành và đưa vào hoạt động bao gồm 04 bể nuôi có hình dạng và bố cục tương thích với không gian và theo hình dạng, kích thước của đường hầm, bao gồm 02 bể áp tường 98 m3 và 55 m3, 01 bể bán nguyệt 15 m3 và 01 bể vòm 165 m3. 

Vận dụng kinh nghiệm khi vận hành thành công hệ thống bể trụ kích thước lớn nhất Việt Nam vào cuối năm 2019, nhóm nghiên cứu đã từng bước thực hiện các công đoạn kỹ thuật cần thiết bao gồm lắp đặt hệ thống thiết bị và thử nghiệm vận hành đánh giá sức chịu tải của những khối nước khổng lồ với tốc độ dòng chảy tối đa ở từng bể nuôi.

Bể Atoll với những rạn san hô được trưng bày 

Khi hệ thống đã ổn định, kết cấu nền đáy phù hợp và các sinh cảnh theo chủ đề nhất định được xây dựng, các loài cá được thả ở mật độ từ thấp đến cao cùng với sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật của hệ thống nuôi (tốc độ dòng, tốc độ lọc, lưu lượng nước, cường độ ánh sáng và lượng thức ăn thích hợp…) nhằm đảm bảo sinh vật thích nghi tốt.

Ở bể áp tường nhỏ hơn (55 m3), nền đáy và cảnh quan được thiết kế mô tả hình dạng đặc trưng của rạn san hô dạng vòng “Atoll” - thường gặp tại vùng biển Trường Sa. Bên cạnh đó, bể bán nguyệt, trưng bày đa dạng sinh học các loài san hô mềm ở vùng biển Trường Sa với cách bố cục hệ thống ánh sáng chuyên biệt khiến cho khách tham quan như lạc vào một công viên đáy biển với những đoá hoa khổng lồ của biển cả.

Ngoài ra, một số hoạt động vận hành, duy trì, chăm sóc sinh vật biển cũng được trình diễn giúp công chúng hiểu thêm về những thành quả ứng dụng công nghệ khoa học - kỹ thuật hiện đại trong nuôi sinh vật biển tại Viện và cả những công việc thầm lặng của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên để đem đến những trải nghiệm ấn tượng cho khách tham quan. 

 

Việt Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline