Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Ứng dụng công nghệ chống xói lở bờ sông, bờ biển

Chủ nhật, 24/03/2024 07:03

TMO - Tại Việt Nam, tình trạng xói lở bờ ven sông ven biển xảy ra thường xuyên, gây ra những thiệt hại lớn. Trước tình hình trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cọc RAS column đem lại hiệu quả cao trong công tác chống xói lở bờ sông, bờ biển.  

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, trong năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1162/QĐ-TTg bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng chống sạt lở. Hiện các địa phương đang gấp rút triển khai phòng chống, song thực tế sạt lở ở khu vực này vẫn đang rất báo động.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển, Việt Nam đã ứng dụng công nghệ cọc RAS column để nhanh chóng khắc phục, hướng tới giải pháp tối ưu chống sạt lở, xói mòn bờ sông bờ biển hiệu quả. Công nghệ cọc RAS column sử dụng hệ cánh cắt và cánh trộn quay ngược chiều được truyền động nhờ bộ động cơ kép giúp giải quyết gần như triệt để vấn đề sạt lở các khu vực ven sông, biển.

Công nghệ này được đề cập tại chuyên đề về trượt lở và xói mòn trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về địa kỹ thuật lần thứ 5 (Geotec Hanoi 2023). Một số quốc gia khác đã áp dụng công nghệ này và cho hiệu quả tích cực. Đây là giải pháp tiên tiến, hiện đại giúp tăng khả năng chịu lực của nền móng và chắn giữ các công trình ven biển. Công nghệ RAS column sử dụng động cơ kép với công suất lớn có thể thi công qua lớp đất có trạng thái dẻo cứng tạo ra trụ đất xi măng có đường kính lên đến 2,5 m chiều sâu tới 35 m. Cần khoan có cánh xoắn liên tục giúp đưa dòng bùn trào ngược dễ dàng hơn và ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh.

Việc kiểm soát thông số thi công của công nghệ RAS column đều tự động hóa và được điều khiển tại buồng điều khiển thông qua hệ thống sensor kết nối với máy tính chuyên dụng, kiểm soát liên tục theo thời gian thực trong quá trình thi công. Chính vì các yếu tố này mà trụ đất xi măng sử dụng công nghệ RAS column không chỉ cải thiện chất lượng thi công mà còn giúp tạo nhiều lợi thế cạnh tranh so với công nghệ CDM (cọc xi măng đất) truyền thống.

Công nghệ RAS column được ứng dụng tại dự án xây dựng Bến 5,6 - Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc Cảng biển Hải Phòng. (Ảnh: ĐL). 

Việc áp dụng công nghệ RAS column trong thi công trụ đất xi măng giúp đạt được chất lượng công trình theo yêu cầu trong khi sử dụng lượng xi măng ít hơn so với công nghệ CDM thông thường. Mục tiêu hướng tới khi áp dụng công nghệ RAS column là nâng cao năng suất thi công, từ đó giảm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Tại Việt Nam, công nghệ RAS column đã được chuyển giao áp dụng thi công tại dự án xây dựng bến 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc Cảng biển Hải Phòng. Quá trình triển khai cho thấy, công nghệ đảm bảo khả năng chịu lực vượt trội, chất lượng đồng đều 1.000 cọc như một mặc dù cọc đường kính lớn đến 1,8 m và sâu đến 30 m. Đặc biệt công nghệ này giúp rút ngắn tiến độ khâu xử lý nền dự án khoảng một năm so với các công nghệ thông thường.

Công nghệ RAS column đã giúp giải quyết gần như triệt để vấn đề sạt lở và chịu lực đối với các khu vực chịu lực ven sông, biển thuộc các dự án kho cảng hoặc nhà máy lớn. Công nghệ cũng có thể chặn đứng các tác nhân gây xói mòn bờ - những vấn đề khó khăn từ trước đến nay.

Nhờ tính tối ưu của công nghệ cả về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế công nghệ RAS column có thể mở rộng triển khai ở nhiều dự án khác trên cả nước, với mỗi công trình cụ thể sẽ có nghiên cứu đất nền để đưa ra vật liệu phù hợp. Điều này là cơ sở để mở rộng ứng dụng công nghệ sang nhiều loại hình dự án với các yêu cầu chịu lực khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở các dự án ven sông ven biển.

Xói mòn, sạt lở đất bờ sông, bờ biển gây thiệt hại lớn về kinh tế, vật chất của địa phương nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ RAS column có ý nghĩa quan trọng, có thể ứng dụng vào chống sói mòn bờ sông, bờ biển của tỉnh này. Ứng dụng công nghệ RAS column là giải pháp hiệu quả trong thiết kế, chống xói lở bờ sông bờ biển tại Việt Nam. Công nghệ này còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng rất nhiều so với các công trình làm cứng theo công nghệ truyền thống thông thường.

 

 

Phương Thùy

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline