Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 12:07

Tin nóng

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Thứ năm, 17/07/2025

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Thứ sáu, 07/03/2025 06:03

TMO - Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa trong quy trình chăn nuôi khép kín, tuần hoàn… theo hướng công nghiệp là những ứng dụng khoa học kỹ thuật mà các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn TP. Hà Nội đang đẩy mạnh đầu tư áp dụng nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như tiết kiệm chi phí.

TP. Hà Nội là một trong các địa phương tích cực đưa ra các chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đã đạt được một số thành công nhất định. Tính đến cuối năm 2024, trên địa bàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, tập trung nhiều tại các huyện như Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Nhìn chung, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có trên địa bàn thành phố đã đem lại hiệu quả kinh tế khá, phù hợp với thực tế của Hà Nội. Chúng đang dần khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đô thị hóa như hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng và thành phố nói chung.

Ngoài ra, Hà Nội còn là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước.  Theo thống kê của ngành nông nghiệp Thủ đô, tổng đàn ước đạt 29.600 con trâu; đàn bò 124.080 con; đàn lợn 1.490 triệu con; đàn gia cầm 42.28 triệu con.

Đặc biệt, trên địa bàn thành phố hiện có 557 trang trại sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động; 35 trang trại sử dụng công nghệ nuôi trên sàn nhựa...Hiện có rất nhiều trang trại áp dụng hệ thống chuồng khép kín, điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, có thiết bị cho ăn bán tự động, vòi uống tự động cho lợn; gà uống nước theo nhu cầu; lắp đặt camera để giám sát từ xa toàn bộ chuồng trại.

Bên cạnh đó, nhiều hộ chăn nuôi, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. Các trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi, như: hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải của lợn làm phân bón hữu cơ.

Sử dụng các chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng sinh học, hệ thống xử lý chất thải… Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này không những bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững. Đơn cử, trên địa bàn huyện Thanh Oai, nhiều hợp tác xã (HTX) đã tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi theo chuỗi an toàn. Để kiểm soát tốt dịch bệnh cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các HTX tuân thủ quy trình chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao.

Chăn nuôi công nghệ cao giúp người dân kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. (Ảnh: ĐH). 

Theo đó, tất cả thức ăn nhập kho đều được xử lý qua hệ thống khử khuẩn trước khi phối trộn để diệt vi khuẩn, virut có hại và giảm giá thành trong chăn nuôi. HTX cũng trang bị máy ozon sát trùng hiện đại, bảo đảm khâu phòng bệnh. Riêng khu chăm sóc lợn giống sẽ được lắp các bóng đèn công nghệ cao, vừa để dùng sưởi ấm, vừa sát trùng cho lợn giống. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi luôn có quạt thông, hút gió, bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và vệ sinh sạch sẽ.

Để các doanh nghiệp, các HTX phát triển ngành chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã không ngừng hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục hỗ trợ các trang trại chăn nuôi tập trung đủ điều kiện được áp dụng mô hình nông trại điện tử, tham gia hệ thống quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi để đưa sản phẩm chăn nuôi công nghệ cao vào các kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi; ưu tiên sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm vi sinh để kiểm soát môi trường; áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về vấn đề đất đai, môi trường để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao. Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện được điều đó thành phố cần phát triển và hướng đến đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai nông nghiệp, cây trồng, chăn nuôi, thủy sản; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp nông thôn…/.

 

 

Minh Ngọc

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline