Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Ứng dụng công nghệ cao tạo đột phá trong phát triển kinh tế

Thứ bảy, 09/07/2022 07:07

TMO - Những năm qua, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai cũng ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị cho cây trồng, vật nuôi.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hơn 3.000 ha. Các loại cây trồng được ứng dụng trong sản xuất khá phong phú, trong đó có 710 ha rau, 200 ha hoa, 315 ha dược liệu, 550 ha cây ăn quả ôn đới, 1.215 ha chè, 370 ha dâu tằm.

Mô hình trồng tam thất ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bắc Hà 

Ngành nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, vật liệu mới; công nghệ làm đất, thủy canh, khí canh; công nghệ tưới; công nghệ sau thu hoạch; công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ thương mại; nhân giống in vitro trong công nghệ giống; sản xuất rau hữu cơ... Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng giá trị sản phẩm đạt bình quân hơn 260 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 lần so với sản xuất thông thường.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 cơ sở chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà. Các cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu: Sử dụng các giống vật nuôi mới lai tạo có năng suất, chất lượng cao; hệ thống chuồng kín, đầu tư các trang - thiết bị, công nghệ hiện đại như máng ăn bán tự động, tấm làm mát điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí, hệ thống quạt; hệ thống nước thải được xử lý qua hầm biogas; sử dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn và xử lý chất thải...

Lĩnh vực nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản thời gian qua cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao với hơn 10.000 m3. Đối tượng nuôi gồm cá hồi, cá tầm với phương thức nuôi thâm canh tại các địa phương có khí hậu đặc thù như Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà. Các cơ sở nuôi đã áp dụng công nghệ, kỹ thuật về giống chất lượng cao, các bể nuôi có mái che bằng tôn hoặc lưới đen và có máy sục khí, hệ thống bể được thiết kế để tạo dòng chảy trong sản xuất; công nghệ chế biến như hun khói, phi lê, chế biến ruốc...

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng. Phần mềm cảnh báo cháy rừng được tích hợp sử dụng bằng máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet sẽ hiển thị bản tin cảnh báo cháy rừng từng ngày theo từng khu vực và hiển thị bản đồ cảnh báo cháy rừng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 80 doanh nghiệp, HTX đã tham gia khai thác, sử dụng 3 phần mềm ứng dụng quản lý hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản với 283 sản phẩm được gắn mã QR-Code. 

Các sản phẩm nông sản tại tỉnh Lào Cai được đẩy mạnh tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử 

Lào Cai hiện cũng đã xây dựng và triển khai phần mềm nhật ký canh tác, giúp nông dân dễ dàng ghi chép các hoạt động trong canh tác hàng ngày, tiết kiệm thời gian, dễ áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong quản lý theo dõi, truy suất nguồn gốc sản phẩm đến từng hộ sản xuất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng giá trị sản phẩm đạt bình quân hơn 260 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 lần so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư trong sản xuất công nghệ cao tương đối lớn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cần có phương án đầu tư, lựa chọn công nghệ áp dụng phù hợp điều kiện khí hậu đặc thù.

 

 

Nguyễn Thu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline